Bài giảng Hóa học Lớp 8 - Bài 24: Tính chất của oxi (Tiếp theo) - Trần Thanh Hoài

ppt 12 trang thungat 3000
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Hóa học Lớp 8 - Bài 24: Tính chất của oxi (Tiếp theo) - Trần Thanh Hoài", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pptbai_giang_hoa_hoc_lop_8_bai_24_tinh_chat_cua_oxi_tiep_theo_t.ppt

Nội dung text: Bài giảng Hóa học Lớp 8 - Bài 24: Tính chất của oxi (Tiếp theo) - Trần Thanh Hoài

  1. PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO VỊ THỦY TRƯỜNG THCS VỊ ĐÔNG BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ HOÁ HỌC LỚP 8 THEO CHƯƠNG TRÌNH ĐỔI MỚI Giáo viên thực hiện: TRẦN THANH HOÀI
  2. Tuần 20, tiết 38 BÀI 24: TÍNH CHẤT CỦA OXI II/ Tính chất hoá học của oxi ( tiếp theo ) 2/ Tác dụng với kim loại : ❑ Thí nghiệm : + Đưa dây sắt vào lọ chứa khí oxi, nhận xét hiện tượng ?. + Đốt cho mẩu than ở đầu dây sắt cháy đỏ rồi đưa vào lọ chứa oxi nhận xét hiện tượng. Màu sắt của chất tạo ra? TN
  3. ❑ Các hạt nóng chảy màu nâu là sắt II và sắt III oxit công thức hoá học là Fe3O4 . Hãy viết phương trình phản ứng hoá học? Đáp án : Phương trình phản ứng hoá học t0 3Fe + 2O2 → Fe3O4 ( FeO, Fe2O3 ) ❑ Viết phương trình hoá học oxi tác dụng với : Al, Zn tạo ra hợp chất tương ứng : Al2O3, ZnO. Đáp án : t0 4Al + 3O2 → 2Al2O3. t0 2Zn + O2 → 2ZnO
  4. Tương tự như metan, etylen, axetylen cũng tác dụng với oxi. Hãy viết phương trình phản ứng hoá học. Đáp án : t0 C2H4 + 3O2 → 2CO2 + 2H2O. t0 2C2H2 + 5O2 → 4CO2 + 2H2O. Qua các tính chất đã khảo sát em hãy rút ra kết luận chung về tính chất hoá học của oxi? Đáp án : _ Khí oxi là một đơn chất phi kim rất hoạt động, ở nhiệt độ cao dể dàng tham gia phản ứng với nhiều phi kim, nhiều kim loại và hợp chất . _ Trong các hợp chất nguyên tố oxi luôn có hóa trị II .
  5. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ 1/ Butan có công thức C4H10, khi cháy tạo ra khí cacbonic và hơi nước, đồng thời toả nhiềui nhiệt. Viết phương trình hoá học biễu diễn sự cháy của butan. Đáp án : t0 2C4H10 + 13O2 → 8CO2 + 10H2O 2/ Đốt cháy 12,4 gam photpho trong bình chứa 17 gam khí oxi tạo thành điphotpho pentaoxit ( P2O5 ) a/ Oxi hay photpho chất nào còn dư, số mol chất còn dư là bao nhiêu ? b/ Chất nào được tạo thành ? Khối lượng là bao nhiêu ?
  6. HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ ❑ Học bài theo nội dung đã ghi. ❑Làm bài tập 1, 2, 5, 6 sgk trang 84 vào tập bài tập. ❑ Chuẩn bị đọc trước “ Sự oxi hoá, phản ứng hoá hợp, ứng dụng của oxi ”