Bài giảng Hóa học Lớp 8 - Bài: Dung dịch

ppt 17 trang thungat 28/10/2022 2680
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Hóa học Lớp 8 - Bài: Dung dịch", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pptgiao_an_hoa_hoc_lop_8_bai_dung_dich.ppt
  • wmvphimchobaiday.wmv

Nội dung text: Bài giảng Hóa học Lớp 8 - Bài: Dung dịch

  1. KÍNH CHÀO THẦY CÔ GIÁO VÀ CÁC EM HỌC SINH !
  2. - Dung dịch là gì? - Độ tan là gì? - Nồng độ mol và nồng độ phần trăm của dung dịch là gì? - Làm thế nào để pha chế dung dịch theo nồng độ cho trước?
  3. THÍ NGHIỆM * Thí nghiệm 1: Cho một thìa đường nhỏ vào cốc nước, khuấy nhẹ. Nhận xét. - Đường tan vào nước tạo thành nước đường. - Đường là chất tan, nước là dung môi, nước đường là dung dịch. * Thí nghiệm 2: Cho một thìa nhỏ dầu ăn vào cốc (1) đựng dầu hỏa, cốc (2) đựng nước, khuấy nhẹ. Nhận xét. - Dầu hỏa hòa tan được dầu ăn. Nước không hòa tan được dầu ăn. - Dầu hỏa là dung môi của dầu ăn, nước không là dung môi của dầu ăn.
  4. BÀI TẬP 1.Hãy chỉ ra dung môi, chất tan và dung dịch trong trường hợp sau: Khuấy 5 gam CuSO4 vào 45 gam nước. Nước là dung môi. CuSO4 là chất tan. Dung dịch là hỗn hợp đồng nhất của nước và CuSO4 ( dung dịch CuSO4 )
  5. THÍ NGHIỆM * Thí nghiệm : Tiếp tục cho dần dần và liên tục đường vào cốc nước đường ở thí nghiệm 1, vừa cho vừa khuấy nhẹ. Nhận xét. - Giai đoạn đầu: Dung dịch vẫn có khả năng hòa tan thêm đường. - Giai đoạn sau: Ta được dung dịch đường không thể hòa tan thêm đường.
  6. BÀI TẬP 2. Em hãy mô tả cách tiến hành các thí nghiệm sau: a. Chuyển từ một dung dịch NaCl bão hòa thành một dung dịch chưa bão hòa( ở nhiệt độ phòng ). Thêm nước (ở nhiệt độ phòng) vào dung dịch NaCl bão hòa, được dung dịch NaCl chưa bão hòa. b. Chuyển từ một dung dịch NaCl chưa bão hòa thành một dung dịch bão hòa( ở nhiệt độ phòng ). Thêm NaCl vào dung dịch NaCl chưa bão hòa, khuấy kĩ tới khi không hòa tan thêm được NaCl. Lọc qua giấy lọc, nước lọc là dung dịch NaCl bão hòa ở nhiệt độ phòng.
  7. GIẢI THÍCH - Khuấy dung dịch: sự khuấy làm cho chất rắn bị hòa tan nhanh hơn, vì nó luôn tạo ra sự tiếp xúc mới giữa chất rắn và phân tử nước. - Đun nóng dung dịch: Đun nóng làm cho chất rắn bị hòa tan nhanh hơn. Vì ở nhiệt độ cao, các phân tử nước chuyển động càng nhanh làm tăng số lần va chạm giữa các phân tử nước với bề mặt chất rắn. - Nghiền nhỏ chất rắn: kích thước của chất rắn càng nhỏ thì chất rắn bị hòa tan càng nhanh, vì gia tăng diện tích tiếp xúc giữa chất rắn với các phân tử nước.
  8. BÀI TẬP 3. Trộn 1ml rượu etylic (cồn) với 10ml nước cất. Câu nào sau đây diễn đạt đúng: A. Chất tan là rượu etylic, dung môi là nước. B. Chất tan là nước, dung môi là rượu etylic. C. Nước hoặc rượu etylic có thể là chất tan hoặc dung môi. D. Cả hai chất: nước và rượu etylic vừa là chất tan vừa là dung môi.
  9. DẶN DÒ - Về nhà học bài. - Làm bài tập 1, 2, 6/138 sách giáo khoa. - Nghiên cứu trước bài mới : ĐỘ TAN CỦA MỘT CHẤT TRONG NƯỚC