Bài giảng Hóa học Lớp 8 - Tiết 18: Phản ứng hóa học - Nguyễn Văn Cừ

ppt 16 trang thungat 3660
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Hóa học Lớp 8 - Tiết 18: Phản ứng hóa học - Nguyễn Văn Cừ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pptbai_giang_hoa_hoc_lop_8_tiet_18_phan_ung_hoa_hoc_nguyen_van.ppt

Nội dung text: Bài giảng Hóa học Lớp 8 - Tiết 18: Phản ứng hóa học - Nguyễn Văn Cừ

  1. TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ NGUYỄN VĂN CỪ HÓA HỌC 8 NGUYỄN THỊ KIM THOA
  2. I. ĐỊNH NGHĨA: • Quá trình biến đổi từ chất này thành chất khác gọi là phản ứng hoá học. • Chất ban đầu, bị biến đổi gọi là chất tham gia hay chất phản ứng. • Chất mới sinh ra gọi là chất tạo thành hay là sản phẩm. • Giữa chất tham gia và chất tạo thành là dấu →. • Trong quá trình phản ứng, lượng chất phản ứng giảm dần, lượng sản phẩm tăng dần. • Phản ứng hoá học được ghi theo phương trình chữ như sau: - Tên các chất ban đầu → Tên các chất tạo thành. Ví dụ: * Đường → Than + Nước. * Lưu huỳnh + Sắt → Sắt(II)sunfua. • Hãy viết phương trình chữ cho phản ứng phản ứng sau: • Lưu huỳnh cháy trong không khí tạo ra chất khí mùi hắc là lưu huỳnh đioxit.
  3. Bài tập 1: Hãy cho biết trong các quá trình biến đổi sau, hiện tượng nào là hiện tượng vật lý? Hiện tượng hoá học? Viết các phương trình chữ của các phản ứng hoá học. Đọc các phương trình chữ đã viết. a) Đốt cồn (rượu etylic) trong không khí, tạo ra khí cacbonic và nước. b) Chế biến gỗ thành giấy, bàn, ghế, kệ sách. c) Đốt bột nhôm trong không khí tạo ra nhôm oxit. d) Điện phân nước, ta thu được khí hiđro và khí oxi. – Hiện tượng vật lý là: b. – Hiện tượng hoá học là a,c,d.
  4. Phương trình chữ: • a) Rượu etylic + oxi to cacbonic + nước (chất tham gia) (sản phẩm ) c) Nhôm + oxi to Nhôm oxit (chất tham gia) (sản phẩm) d) Nước điện phân hiđro + oxi. (chất tham gia) (sản phẩm) Ta đọc các phương trình chữ trên a/ Rượu etylic khi cháy là tác dụng với oxi trong khống khí tạo ra khí cacbonic và nước. c/ Nhôm phản ứng với oxi tạo ra nhôm oxit. d/ Nước bị điện phân tạo ra khí hydro và khí oxi. như sau:
  5. H H H H O O 1) Trước phản ứng (hình a) có những phân tử nào? Các nguyên tử nào liên kết với nhau? 2) Ở h.a) (trước phản ứng) có hai phân tử hiđro ,1 phân tử oxi. -2 nguyên tử hiđro liên kết với nhau tạo ra một phân tử hiđro. -2 nguyên tử oxi liên kết với nhau tạo ra một phân tử oxi.
  6. II.Diễn biến của phản ứng 1) Trước phản ứng (hình a) có những phân tử nào? Các nguyên tử nào liên kết với nhau? 2)Trong phản ứng (hình.b) Các nguyên tử nào liên kết với nhau So sánh số nguyên tử hiđro và oxi trong phản ứng b và trước phản ứng a ? 3) Sau phản ứng c các phân tử, nguyên tử nào liên kết với nhau? 4)Em hãy so sánh chất tham gia và sản phẩm về: • Số nguyên tử mỗi loại?Liên kết trong phân tử? • Liên kết giữa các nguyên tử thay đổi.-Số nguyên tử mỗi loại không thay đổi. • Vậy các nguyên tử được bảo toàn . • Kết luận::"Trong các phản ứng hoá học, có sự thay đổi về liên kết giữa các nguyên tử làm phân tử này biến thành phân tử khác“. • Trong ví dụ, đó là những chất nào? Từ phân tử oxi, phân tử hidro biến thành phân tử nước. • Nếu có đơn chất kim loại tham gia phản ứng thì sau phản ứng nguyên tử kim loại phải liên kết với nguyên tử nguyên tố khác.
  7. Bài tập 3: Đây là sơ đồ tượng trưng cho phản ứng giữa khí hidro (H2)và khí nitơ (N2)tạo ra khí amoniac (NH3) như sau: H H H H H H N N 1) Trước phản ứng (hình a) có những phân tử nào? Các nguyên tử nào liên kết với nhau? 2) Ở h.a) (trước phản ứng) có ba phân tử hiđro, 1 phân tử nitơ. -2 nguyên tử hiđro liên kết với nhau tạo ra một phân tử hiđro. -2 nguyên tử nitơ liên kết với nhau tạo ra một phân tử nitơ.
  8. Bài tập 3: Đây là sơ đồ tượng trưng cho phản ứng giữa khí hidro (H2)và khí nitơ (N2)tạo ra khí amoniac (NH3) như sau: H H H H H H H N H N N H 1. Viết phương trình chữ của phản ứng trên. 2. Chọn từ (cụm từ) thích hợp điền vào chỗ trống trong câu sau: 3. “Mỗi phản ứng xảy ra với một phân tử nitơ và ba phân tử hydro Sau phản ứng tạo ra một phân tử amoniac •Dặn dò: Bài tập về nhà 1, 2, 3 (SGK trang. 50).