Câu hỏi và bài tập Chương IV+V môn Hóa học Lớp 8

doc 22 trang thungat 3220
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Câu hỏi và bài tập Chương IV+V môn Hóa học Lớp 8", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • doccau_hoi_va_bai_tap_chuong_ivv_mon_hoa_hoc_lop_8.doc

Nội dung text: Câu hỏi và bài tập Chương IV+V môn Hóa học Lớp 8

  1. Chương IV Oxi - Không khí A. Kiến thức trọng tâm 1. Oxi Điều chế Tính chất : * Trong phòng thí nghiệm * Tác dụng với phi kim : o 2KMnO4  t K2MnO4+ MnO2 + O2 to to S + O2  SO2 2KClO3  2KCl + 3O2 MnO2 * Tác dụng với kim loại : * Trong công nghiệp O2 o hoálỏng t +Không khí  KK lỏng 3Fe + 2O2  Fe3O4 o bay hơi N2 ( 196 C) * Tác dụng với hợp chất :  o O2 ( 183 C) to điện phân CH4+2O2  CO2+ 2H2O 2H2O  2H2 + O2 ứng dụng : + Dùng cho sự hô hấp của người, động vật, thực vật. + Dùng đốt cháy nhiên liệu. + Điều chế oxit. 2. Một số khái niệm a) Sự oxi hoá : Sự tác dụng của oxi với một chất là sự oxi hoá. 50
  2. IV.5. Để điều chế oxi một học sinh đã lấy lượng hoá chất như sau đem nung nóng. Trường hợp thu được nhiều oxi nhất là : A) Nung 10 g KClO3. B) Nung 10 g KMnO4. C) Nung hỗn hợp 5 g KMnO4 trộn lẫn 5 g KClO3. D) Nung 10 g KNO3. Chọn câu trả lời đúng. IV.6. Không khí tự nhiên là hỗn hợp nhiều khí, có thể kể ra một số khí cơ bản sau : nitơ, oxi, cacbon đioxit, hơi nước, lưu huỳnh đioxit. Khí thuộc loại đơn chất là : A) nitơ và cacbonđioxit. B) nitơ và oxi. C) hơi nước và lưu huỳnh đioxit. D) oxi và cacbon đioxit. Chọn câu trả lời đúng IV.7. Một bình kín chứa đầy không khí ở 25 oC. Đun nóng bình đến 150 oC. áp suất trong bình thay đổi như thế nào ? A) áp suất và khối lượng bình tăng lên. B) áp suất và khối lượng bình giảm. C) áp suất tăng khối lượng không đổi. D) Cả áp suất và khối lượng không đổi. Chọn câu trả lời đúng IV.8. Cho a g hỗn hợp hai kim loại Mg và Al phản ứng hoàn toàn với lượng oxi dư. Kết thúc phản ứng thu được hỗn hợp chất rắn có khối lượng tăng so với hỗn hợp ban đầu là 4 g. Tính a, biết hai kim loại có số mol bằng nhau. IV.9. Hãy chọn các thí dụ ở cột (II) cho phù hợp với các khái niệm ở cột (I). 52
  3. IV.13. Hãy lấy hai thí dụ về : a) Sự cháy. b) Sự oxi hoá chậm. IV.14. Đốt cháy hoàn toàn hợp chất khí CxHy, sau phản ứng thu được 6,72 lít CO2 (đktc) và 7,2 g H2O. Tìm công thức hoá học của hợp chất, biết hợp chất có tỉ khối so với không khí là 1,517. IV.15. Lập công thức hoá học của các oxit có thành phần như sau : a) Tỉ lệ số nguyên tử cacbon và oxi là 1: 2. b) Tỉ lệ về khối lượng giữa nguyên tố Fe và nguyên tố O là 2,625. c) Nguyên tố N chiếm 30,43%. Phân tử khối của oxit là 46 đvC. IV.16. Viết các phương trình hoá học của phản ứng có liên quan đến nguyên tố oxi. Tia lửa điện to a) N2 + O2  NO c) HgO  Hg + O2 điện phân b) C + O2  d) H2O  Em hãy hình dung điều gì xảy ra khi : – Phản ứng (a) xảy ra ở điều kiện thường. – Phản ứng (d) xảy ra ở điều kiện thường. IV.17. Em hãy đọc sách, báo để tìm hiểu thế nào là "hiệu ứng nhà kính". IV.18. Hãy chọn câu đúng trong các câu sau : A) Phản ứng phân huỷ là phản ứng để điều chế oxi trong phòng thí nghiệm. B) Hợp chất giàu oxi dùng để điều chế oxi. C) Thu khí oxi bằng cách úp ngược bình thu. D) Thu khí oxi qua nước vì khí oxi ít tan trong nước. IV.19. Cho 3,2 g đồng kim loại vào bình kín chứa đầy khí O2 có dung tích 784 ml (đktc). Nung nóng bình để phản ứng xảy ra hoàn toàn, lấy chất rắn trong bình cân được a g. Hãy tính a. 54
  4. IV.25. Hỗn hợp 2 kim loại Mg và Al có khối lượng 0,78 g được hoà tan hoàn toàn bằng dung dịch axit clohiđric (HCl). Sau phản ứng thu được 0,896 l khí H2 (đktc). Tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp đầu. Biết có các phản ứng hoá học sau : Mg + 2HCl  MgCl2 + H2 2Al + 6HCl  2AlCl3 + 3H2 IV.26. Cho 5,1 g oxit của một kim loại hoá trị (III) phản ứng với axit HNO3, sau phản ứng thu được muối M(NO3)3 và nước. a) Viết phương trình hoá học. b) Xác định công thức hoá học của oxit kim loại biết rằng số mol axit tham gia phản ứng là 0,3 mol. IV.27. Lập công thức hoá học của các hợp chất sau : a) Gồm kim loại canxi và nhóm nguyên tử (PO4) (hoá trị III). b) Hợp chất của R với oxi, trong đó R có hoá trị V; oxi chiếm 56,34% về khối lượng. IV.28. Trong phòng thí nghiệm điều chế khí O2 bằng cách nhiệt phân muối kali clorat (xúc tác là MnO2). a) Viết phương trình hoá học. b) Muốn điều chế 4,48 lít khí O2 (đktc) thì cần dùng bao nhiêu gam kali clorat, sau phản ứng thu được bao nhiêu gam chất rắn. IV.29. Lập phương trình hoá học của các sơ đồ phản ứng sau và nhận xét về loại phản ứng và loại hợp chất của sản phẩm phản ứng. Na + ?  Na2O Mg + O2  ? ? + O2  P2O5 Al + ?  Al2O3 56
  5. Đề số 2 Câu 1 : Để điều chế oxi người ta thực hiện các phản ứng theo sơ đồ sau : to 1) KMnO4  K2MnO4 + MnO2 + O2 to 2) KClO3  KCl + O2 xt MnO2 to 3) KNO3  KNO2 + O2 to 4) HgO  Hg + O2 a) Viết các phương trình hoá học của sơ đồ phản ứng trên. b) Nếu lấy 5 g chất ban đầu đem nhiệt phân thì lượng oxi thu được lớn nhất ở phản ứng nào : c) Các phản ứng trên có điểm gì chung ? Câu 2 : Lập công thức oxit của một nguyên tố, trong đó oxi chiếm 69,75% về khối lượng và oxit có phân tử khối 46 đvC. 2. Đề 45 phút Đề số 1 I- Phần trắc nghiệm Câu 1 : Chọn câu đúng trong các câu sau : 1. Cho các chất : C, CO, CO2, S, SO2, SO3, FeO, Fe2O3, Fe, NaOH, MgCO3, HNO3. a) Dãy các chất thuộc loại oxit : A) CO, SO2, Fe2O3, CO2, FeO, SO3. B) CO2, C, SO3, FeO, MgCO3, HNO3. C) Fe2O3, HNO3, CO2, CO, SO2, SO3. D) FeO, SO3, CO2, MgCO3, NaOH, Fe. b) Cả hai chất đều thuộc loại oxit bazơ : A) Fe2O3 ; CO C) SO3 ; CO2 B) FeO ; SO2 D) Fe2O3 ; FeO 58
  6. D) Chất phải được nghiền nhỏ. 2. Nung 1 g chất rắn : KMnO4 ; KClO3; HgO; KNO3. Chất cho nhiều oxi nhất là : A) KMnO4 ; B) KClO3 ; C) HgO ; D) KNO3 ; Câu 2 : 1. Câu nào đúng, câu nào sai trong các câu sau : Để dập tắt một đám cháy do xăng dầu người ta làm như sau : A) Phun nước vào đám cháy. B) Trùm kín lên đám cháy. C) Phủ cát lên đám cháy. D) Thổi không khí thật mạnh vào đám cháy. E) Phun khí CO2 vào đám cháy. 2. Hãy điền các nội dung ở cột (II) cho phù hợp với khái niệm ở cột (I) của bảng sau : Khái niệm ( I) Nội dung (II) A) Sự cháy 1. Phản ứng trong đó từ một chất ban B) Sự oxi hoá chậm đầu tạo ra hai hay nhiều sản phẩm. C) Phản ứng phân huỷ 2. Phản ứng từ hai hay nhiều chất ban đầu tạo ra một chất sản phẩm. D) Phản ứng hoá hợp 3. Phản ứng có oxi tham gia. 4. Phản ứng có oxi tham gia, toả nhiệt và phát sáng. 6. Phản ứng có oxi tham gia, toả nhiệt và không phát sáng. Câu 3 : Lập phương trình hoá học của các sơ đồ phản ứng sau : a) Zn +  ZnO b) C2H6 +  CO2 + H2O c) S +  SO2 60
  7. 2. Phản ứng oxi hoá – khử : – oxi : sự khử FeO + H2  Fe + H2O + oxi: sự oxi hoá O2 + C  CO2 (Chất oxi hoá) (Chất khử) B. Câu hỏi và bài tập kiểm tra V.1. Hãy chọn các ứng dụng ở cột (II) có liên quan đến tính chất của hiđro ở cột (I). Tính chất của hiđro ứng dụng A) Khí nhẹ 1. Điều chế kim loại B) Cháy toả nhiều nhiệt 2. Làm bóng bay C) Khử oxit của một số kim loại ở nhiệt độ cao 3. Hàn, cắt kim loại 4. Làm nhiên liệu 5. Sản xuất amoniac V.2. ở nhiệt độ cao, hiđro có thể khử được một số oxit kim loại : to Ag2O + H2  to Fe3O4 + H2  to PbO2 + H2  a) Viết các phương trình hoá học của phản ứng trên. b) Xác định chất khử và chất oxi hoá. V.3. Viết các phương trình hoá học của các sơ đồ phản ứng sau. Phản ứng nào là phản ứng oxi hoá – khử ? Xác định chất khử, chất oxi hoá. 62
  8. Hãy chọn 3 chất A và 2 chất B phù hợp để điều chế H2 và viết phương trình hoá học. V.8. Dẫn luồng khí H2 dư đi qua 8 g hỗn hợp hai oxit CuO và Fe2O3 nung nóng, sau phản ứng để nguội, cân lại thấy khối lượng hỗn hợp giảm 25%. Tính % khối lượng mỗi oxit trong hỗn hợp đầu. V.9. Dẫn 5,6 l (đktc) hỗn hợp hai khí CO và H2 (đktc) từ từ qua hỗn hợp hai oxit CuO và FeO nung nóng lấy dư, sau phản ứng thấy khối lượng hỗn hợp giảm a gam. a) Viết các phương trình hoá học. b) Tính a. c) Tính % theo thể tích của các khí, biết tỉ khối hỗn hợp khí so với khí CH4 là 0,45. V.10. Để thu được nước tinh khiết từ nước có tạp chất người ta làm như sau : A) Lọc. ; B) Chưng cất ; C) Điện phân ; D) Làm lạnh. Hãy chọn cách làm đúng. V.11. Để xác định nước có tinh khiết hay không người ta làm như sau : A) Quan sát ; C) Làm nước bay hơi ; B) Thử mùi vị ; D) Phân tích hoá học. Phương pháp nào xác định được nước tinh khiết tốt nhất ? V.12. Dầu hoả không tan trong nước, nhẹ hơn nước. Để tách dầu hoả ra khỏi nước người ta làm như sau : A) lọc ; C) chiết ; B) chưng cất ; D) cả ba cách trên. Hãy chọn cách làm đúng. V.13. Không khí ẩm (có hơi nước) và không khí khô (không có hơi nước) ở cùng điều kiện, không khí nào nặng hơn ? Giải thích. V.14. Trong công nghiệp người ta điều chế H2 bằng hai phương pháp : a) Điện phân nước. 64
  9. b) Tính khối lượng CuO đã phản ứng và khối lượng H 2O thu được sau phản ứng. V.20. Cho các cụm từ : tính khử, chiếm oxi, nhẹ nhất, sự khử, sự oxi hoá, phản ứng oxi hoá – khử, tính oxi hoá, nhường oxi, phản ứng phân huỷ, phản ứng hoá hợp. Hãy điền các cụm từ thích hợp trên vào các câu sau sao cho hoàn chỉnh. a) Trong các chất khí, khí hiđro là khí (1) , khí hiđro có (2) b) Trong phản ứng giữa H2 và CuO ở nhiệt độ cao, H2 có (3) vì H 2 (4) của chất khác. c) Quá trình H2 chiếm oxi trong CuO gọi là (5) CuO có (6) vì (7) cho H2. d) Quá trình tách oxi trong CuO gọi là (8) Trong phản ứng xảy ra đồng thời hai quá trình trên gọi là (9) V.21. Khử 12 g sắt (III) oxit bằng khí hiđro, hãy chọn câu đúng trong các câu sau : a) Thể tích khí hiđro (đktc) cần dùng là : A) 5,04 lít ; B) 7,56 lít ; C) 10,08 lít ; D) 5,6 lít ; b) Khối lượng Fe thu được là : A) 16,8 g ; B) 8,4 g ; C) 12,6 g ; D) 18,6 g ; V.22. Trong phòng thí nghiệm có các hoá chất : KMnO4 ; Cu ; Zn ; HCl. Hãy viết các phương trình hoá học của phản ứng điều chế : a) Khí O2 và khí H2. b) Kẽm oxit và đồng oxit. Dụng cụ cần thiết coi như có đủ. C. Đề kiểm tra 1. Đề 15 phút Đề số 1 66
  10. to 5. CH4 + 2O2  CO2 + 2H2O 6. SO3 + H2O  H2SO4 2. Chọn câu trả lời đúng : ở cùng điều kiện, hỗn hợp khí nhẹ nhất là : A) H2 và CO2 ; B) CO và H2 ; C) CH4 và N2 ; D) C3H8 và N2. Câu 2 (6 điểm) : Khử Fe3O4 bằng khí H2 ở nhiệt độ cao thu được 4,2 g Fe. a) Viết phương trình hoá học. b) Tính khối lượng Fe3O4 đã bị khử và thể tích khí H2 (đktc) đã tham gia phản ứng. 2. Đề 45 phút Đề số 1 I- Phần trắc nghiệm (4 điểm ) Câu 1 (2 điểm). Hãy chọn câu đúng trong các câu sau : 1. Phản ứng của khí H2 với khí O2 gây nổ khi : A) Tỉ lệ về khối lượng của hiđro và oxi là 2: 1. B) Tỉ lệ về số nguyên tử hiđro và số nguyên tử oxi là 4 : 1. C) Tỉ lệ về số mol H2 và O2 là 1 : 2. D) Tỉ lệ về thể tích khí H2 và O2 là 2 : 1. 2. Cho a g kim loại phản ứng với dung dịch axit HCl lấy dư, thể tích khí H2 thu được lớn nhất khi kim loại là : A) Zn ; B) Al ; C) Mg ; D) Fe. Câu 2 (2 điểm) : 1. Điền công thức hoá học thích hợp vào các sơ đồ phản ứng sau rồi viết phương trình hoá học: a) ? + HCl  SnCl2 + H2 68
  11. “Khí hiđro là khí (1) nhất trong các khí, nó thể hiện tính (2) khi phản ứng với một số (3) kim loại ở (4) cao, tạo thành kim loại và (5) Phản ứng giữa hiđro và oxit kim loại thuộc loại phản ứng (6) Trong phản ứng này, hiđro là chất (7) , còn oxit kim loại là chất (8) ” 2. Câu nào đúng, câu nào sai trong các câu sau : A) Phản ứng giữa H2 và FeO xảy ra ở điều kiện thường. B) Phản ứng giữa H2 và O2 luôn gây nổ. C) Khí H2 là khí nhẹ nhất trong các khí. D) Phản ứng giữa khí H2 và oxit kim loại luôn xảy ra ở nhiệt độ cao. Câu 2 : Chọn câu đúng trong các câu sau : 1. Hỗn hợp khí nhẹ hơn không khí là : A) H2 và CO2 C) H2 và SO2. B) H2 và N2. D) H2 và Cl2. 2. Cho các chất sau : Cu ; H2SO4 ; CaO ; Mg ; S ; O2 ; NaOH ; Fe. Chất dùng để điều chế khí H2 là : A) Cu, H2SO4, CuO ; C) NaOH, Mg, Fe ; B) H2SO4, S, O2 ; D) Fe, Mg, H2SO4. II- Phần tự luận Câu 3 : Viết phương trình hoá học của phản ứng giữa H2 với lần lượt các chất sau: O2 ; PbO2 ; Ag2O. Các phản ứng trên thuộc loại phản ứng gì ? Nêu vai trò của các chất tham gia phản ứng. Câu 4 : 70