Đề cương ôn tập học kì I môn Hoá học 8
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kì I môn Hoá học 8", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
de_cuong_on_tap_hoc_ki_i_mon_hoa_hoc_8.docx
Nội dung text: Đề cương ôn tập học kì I môn Hoá học 8
- ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I MÔN: Hoá học 8 A. LÝ THUYẾT 1. Khái niệm nguyên tử, phân tử, nguyên tử khối, phân tử khối. 2. Thế nào là đơn chất , hợp chất. Cho ví dụ? 3. Công thức hóa học dùng biểu diễn chất : 4. Phát biểu quy tắc hóa trị . Viết biểu thức. Vận dụng : + Tính hóa trị chưa biết + Lập công thức hóa học khi biết hóa trị 5. Định luật bảo toàn khối lượng : A + B → C + D - Định luật : Trong một phản ứng hóa hoc, tổng khối lượng của các sản phẩm bằng tổng khối lượng của các chất tham gia phản ứng. - Biếu thức :m A + mB = mC + mD 6. Phương trình hóa học : biểu diễn ngắn gọn phản ứng hóa học. - Ba bước lập phương trình hóa học : Viết sơ đồ phản ứng,Cân bằng phương trình, Viết phương trình hóa học - Phương trình hóa học cho biết tỉ lệ về số nguyên tử, số phân tử giữa các chất cũng như từng cặp chất trong phản ứng. 7. Các công thức chuyển đổi giữa khối lượng, thể tích và lượng chất. m m m = n × M (g) n (mol) , M (g) rút ra M n m - Thể tích khí chất khí : + Ở điều kiện tiêu chuẩn : V n 22,4 = 22,4 (l) M 8. Tỷ khối của chất khí.
- M A - Khí A đối với khí B : d A/B - Khí A đối với không khí : M B M d A A / kk 29 B. BÀI TẬP Dạng bài tập 1: Hóa trị Câu1: Xác định hóa trị của nguyên tử Nitơ trong các hợp chất sau đây: NO ; NO2 ; N2O3 ; N2O5; NH3 Câu 2: Lập CTHH của những hợp chất sau tao bởi: P ( III ) và O; N ( III )và H; Fe (II) và O; Cu (II) và OH; Ca và NO3; Ag và SO4, Ba và PO4; Fe (III) và SO4, Al và SO4; NH4 (I) và NO3 Dạng bài tập 2: Định luật bảo toàn khối lượng Câu 1: Có thể thu được kim loại sắt bằng cách cho khí cacbon monoxit CO tác dụng với chất sắt (III) oxit . Khối lượng của kim loại sắt thu được là bao nhiêu khi cho 16,8 kg CO tác dụng hết với 32 kg sắt (III) oxit thì có 26,4 kg CO2 sinh ra. Câu 2: Khi nung nóng quặng đồng malachite, chất này bị phân hủy thành đồng II oxit CuO, hơi nước và khí cacbonic. Tính khối lượng của khí cacbonic sinh ra nếu khối lượng malachite mang nung là 2,22g, thu được 1,60 g đồng II oxit và 0,18 g nước. a. Nếu thu được 6 g đồng II oxit; 0,9 g nước và 2,2 g khí cacsbonic thì khối lượng quặng đem nung là bao nhiêu? Dạng bài tập 3: Phương trình hóa học Chọn hệ số thích hợp để cân bằng các phản ứng sau: 1/ Al + O2 Al2O3 2/ K + 02 K2O t 0 3/ Al(0H)3 Al203 + H20 4/ Al203 + HCl AlCl3 + H20 5/ Al + HCl AlCl3 + H2 6/ Fe0 + HCl FeCl2 + H20
- 7/ Fe203 + H2S04 Fe2(S04)3 + H20 8/ Na0H + H2S04 Na2S04 + H20 9/ Ca(0H)2 + FeCl3 CaCl2 + Fe(0H)3 10/ BaCl2 + H2S04 BaS04 + HCl Dạng bài tập 4: Chuyển đổi giữa khối lượng, thể tích và lượng chất Câu 1: Hãy tính : - Số mol CO2 có trong 11g khí CO2 (đktc) 23 - Thể tích (đktc) của 9.10 phân tử khí H2 Câu 2: Hãy cho biết 67,2 lít khí oxi (đktc) - Có bao nhiêu mol oxi? - Có bao nhiêu phân tử khí oxi? - Có khối lượng bao nhiêu gam? - Cần phải lấy bao nhiêu gam khí N2 để có số phan tử gấp 4 lần số phân tử có trong 3.2 g khí oxi. Câu 3: Một hỗn hợp gồm 1,5 mol khí O2; 2,5 mol khí N2; 1,2.1023 phân tử H2 và 6,4 g khó SO2. - Tính thể tích của hỗn hợp khí đó ở đktc. - Tính khối lượng của hỗn hợp khí trên. Dạng bài tập 5: Tính theo công thức hóa học: Câu 1: Tính phần trăm khối lượng của các nguyên tố trong hợp chất: NaNO3; K2CO3 , Al(OH)3, SO2, SO3, Fe2O3. c) Khí sunfurơ nặng hay nhẹ hơn không khí ? Câu 2: Xác định CTHH của hợp chất giữa nguyên tố X với O có %X = 43,67%. Biết X có hóa trị V trong hợp chất với O. (ĐS: P2O5) Câu 3: Hợp chất B có %Al = 15,79%; %S = 28,07%, còn lại là O. Biết khối lượng mol B là 342.Viết CTHH dưới dạng Alx(SO4)y .Xác định CTHH. (ĐS: Al2(SO4)3 ) Câu 4: Một hợp chất khí X có tỉ khối đối với hidro là 8,5. Hãy xác định công thức hóa học của X biết hợp chất khí có thành phần theo khối lượng là 82,35% N và 17,65% H.(ĐS: NH3)
- Câu 5: Một hợp chất X của S và O có tỉ khối đối với không khí là 2,207. a. Tính MX (ĐS: 64 đvC) b. Tìm công thức hóa học của hợp chất X biết nguyên tố S chiếm 50% khối lượng, còn lại là O. (ĐS: SO2) Dạng bài tập 6: Tính theo phương trình hóa học Câu 1: Cho 11,2 gam Fe tác dụng với dung dịch HCl .Tính: a. Thể tích khí H2 thu được ở đktc.(ĐS:4,48 lít) b. Khối lượng HCl phản ứng.(ĐS:14,6 g) c. Khối lượng FeCl2 tạo thành.(ĐS:25,4 g) Câu 2 : Sắt tác dụng axit clohiđric : Ta có phương trình hóa học sau : Fe 2 HCl FeCl2 H 2 Nếu 1,4g Fe tham gia phản ứng hết với lượng dung dịch axít trên . Hãy tính : a) Khối lượng axit Clohđric cần dùng .(1,825g) b) Thể tích khí H2 thu được đktc .(0,56 lít) t0 22 Câu 3: Cho phản ứng: 4Al 3O2 2Al2O3 . Biết có 2,4.10 nguyên tử Al phản ứng. a. Tính thể tích khí O2 đã tham gia phản ứng ở đktc. Từ đó tính thể tích không khí cần dùng . Biết khí oxi chiếm 1/5 thể tích của không khí.( ĐS: 0,672 lít; 3,36 lít) b. Tính khối lượng Al2O3 tạo thành.(ĐS: 2.04 g) Câu 4: Lưu huỳnh (S) cháy trong không khí sinh ra khí sunfurơ (SO2). t o Phương trình hoá học của phản ứng là S + O2 SO2 . Hãy cho biết: a) Những chất tham gia và tạo thành trong phản ứng trên, chất nào là đơn chất, chất nào là hợp chất ? Vì sao ? b) Thể tích khí oxi (đktc) cần dùng để đốt cháy hoàn toàn 1,5 mol nguyên tử lưu huỳnh.(ĐS: 33.6 lít) MỘT SỐ BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM THAM KHẢO Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng
- Câu 1: Trong một nguyên tử thì: A. Số p = số n B. Số p = số e . C. Số n = số e D.Số n + số p = số e Câu 2: Cách viết nào sau đây chỉ 2 phân tử oxi: A. 2O B. O2 C. 2O2 D. 2O3 Câu 3: Phản ứng hóa học là: A. quá trình biến đổi trạng thái chất B. quá trình phân chia nhỏ nguyên tử C. quá trình biến đổi chất này thành chất khác D. quá trình thay đổi về số lượng nguyên tử Câu 4: Công thức SO3. Hóa trị của lưu huỳnh: A. III B. IV C. IV D. VI Câu 5: Đốt cháy 2,7g bột nhôm trong không khí thu được 4,6g hợp chất nhôm oxit Al2O3. Khối lượng oxi đã phản ứng là: A. 7,3g B. 1,9g C. 2g D. 1,8g Câu 6: Công thức tính thể tích chất khí (ở đktc): A. V=n.22,4 B. V=n.24 C. V=n.M D. V= n 22,2 Câu 7: Khối lượng của 0,5 mol CO2 là: A. 21g B. 22g C. 23g D. 44g Câu 8: Có thể thu những khí nào sau đây vào bình bằng cách đặt ngược bình? A. CH4 B. CO2 C. Cl2 D. SO2 Câu 9: Một vật bằng sắt để ngoài không khí, sau một thời gian bị gỉ. Hỏi khối lượng của vật này thay đổi như thế nào? A. Tăng B. Giảm C. Không thay đổi D. Không xác định được Câu 10: Khi thổi hơi thở vào dung dịch canxi hiđroxit (nước vôi trong). Em quan sát thấy hiện tượng gì trong ống nghiệm chứa dung dịch canxi hiđroxit?
- A. Dung dịch chuyển màu đỏ C. Dung dịch bị vẩn đục B. Dung dịch không có hiện tượng D. Dung dịch chuyển màu xanh Câu 11: Có các chất được biểu diễn bằng các công thức hoá học sau : O2, Zn, CO2, CaCO3, Br2, H2, CuO, Cl2. Số các đơn chất và hợp chất trong các chất trên là: A. 6 hợp chất và 2 đơn chất. C. 3 hợp chất và 5 đơn chất. B. 5 hợp chất và 3 đơn chất. D. 4 hợp chất và 4 đơn chất. Câu 12: Công thức hoá học của hợp chất gồm nguyên tố X có hoá trị (III) và nhóm (OH) có hoá trị (I) là A. X(OH)3 B. XOH C. X3(OH) D. X3(OH)2 Câu 13: Cho phương trình hoá học sau: ?Al + ?HCl → ?AlCl3 + ?H2 Hệ số thích hợp đặt vào dấu chấm hỏi trong phương trình hoá học trên lần lượt là A. 2,5, 2, 2. B. 2, 6,2, 3. C. 3,6, 3, 2. D. 2, 6, 3,2 Câu 14: Một bình cầu trong đó đựng bột đồng và không khí được đậy nút kín. Đun nóng bình cầu một thời gian cho phản ứng hoá học xảy ra. Hỏi khối lượng bình thay đổi như thế nào? A. Tăng B. Không thay đổi C. Giảm D. Không xác định được Câu 15: Cho sơ đồ phản ứng sau: Al(OH)y + H2SO4 -----> Alx(SO4)y + H2O Hãy chọn giá trị của x và y sao cho phù hợp A. x = 2, y = 3 B. x = 3, y = 2 C. x = 1, y = 2 D. x = 2, y = 1 Câu 16: Hóa trị của Fe trong Fe(OH)2 và Fe2(SO4)3 lần lượt là: A. II và III B. III và II C. II và I D. II và IV Câu 17: CTHH của Al(NO3)3 có phân tử khối của hợp chất là: A. 89 B. 213 C. 143 D. 267 Câu 18: Thể tích (ở đktc) của 0,25 mol phân tử N2 là: A. 7 lít B. 5,6 lít C. 6,5 lít D. 11,2 lít
- Câu 19: Cách viết nào sau đây chỉ 3 nguyên tử Oxi. A. O3 B. 3O2 C. 3O D. 3O2 Câu 20: Trong 8,8 g CO2 có số mol là A. 0,4 mol. B. 0,3 mol. C. 0,2 mol. D. 0,1 mol. Câu 21: Đốt cháy hoàn toàn 12,8g đồng (Cu) trong bình chứa oxi (O2) thu được 16 gam đồng (II) oxit (CuO). Khối lượng oxi đã tham gia phản ứng là A. 6,4 gam B. 4,8 gam. C. 3,2 gam D. 1,67 gam. Câu 22: Chất khí A có d 14 CTHH của A là: A/H2 A. SO3 B. CO2 C. N2 D. NH3 Câu 23: Số phân tử của 14 gam khí nitơ là: A. 6. 1023 B. 1,5. 1023 C. 9. 1023 D. 3.1023 Câu 24: Hiện tượng sau đây là hiện tượng hoá học: A. Thuỷ tinh khi đun nóng đỏ uốn cong được B. Khi nung nóng, nến chảy lỏng rồi thành hơi; C. Thanh sắt để lâu ngoài không khí bị gỉ; D.Cồn để trong lọ không đậy kín bị bay hơi; ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP– HỌC KỲ II MÔN : Hóa học 8 A. PHẦN LÝ THUYẾT: I. PHẦN CHUNG. - Bài ca hóa trị ( thuộc hóa trị của: các nguyên tố, các gốc axit, nhóm nguyên tố) - Các công thức dùng cho tính toán. M Công thức tính tỉ khối hơi: d A A/ B M B
- ❖ n = m (mol) ; m = n.M (g) ; V = n.22,4 (lít) M m ❖ Công thức tính nồng độ phần trăm: C% = ct 100 (%) mdd n ❖ Công thức tính nồng độ mol : CM = (mol/l) Vdd ❖ Học sinh tự suy ra công thức tính: mct, mdd, n, Vdd. - Khái niệm các loại phản ứng hóa học: phản ứng hóa hợp, phân hủy, thế. II. OXIT – AXIT – BAZƠ – MUỐI. ❖ OXIT: RxOy Oxit là hợp chất gồm 2 nguyên tố trong đó có một nguyên tố là O. Vd: CaO, Fe2O3, P2O5 .. ❖ AXIT: HnA Phân tử axit gồm một hay nhiều nguyên tử H và gốc axit. Vd: HCl, H2SO4, H3PO4... ❖ BAZƠ: M(OH)n Phân tử bazơ gồm một nguyên tử kim loại và một hay nhiều nhóm hidroxit (-OH ) Vd: Ca(OH)2, NaOH, Fe(OH)3... ❖ MUỐI: MxAy Phân tử muối gồm một hay nhiều nguyên tử kim loại và một hay nhiều gốc axit. Vd: Na2SO4 , FeCl2, NaHCO3 ... ❖ Cách gọi tên và phân loại: oxit – axit - bazơ – muối ( học sinh tự soạn) III. TÍNH CHẤT HÓA HỌC. 1. Tính chất hóa học và điều chế khí oxi. ( học sinh tự soạn) 2. Tính chất hóa học và điều chế khí hiđro. ( học sinh tự soạn) 3. Tính chất hóa học của nước. ❖ Tác dụng với kim loại (Na, K, Ca, Ba) → bazơ + H2↑ ví dụ: 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2↑
- ❖ Tác dụng với oxit bazơ ( Na2O, K2O, BaO, CaO) → bazơ ví dụ: CaO + H2O → Ca(OH) 2 → dung dịch bazơ làm quỳ tím hoá xanh ❖ Tác dụng với oxit axit (CO2 , SO2, SO3, P2O5 , N2O5 ) → axit ví dụ : SO2 + H2O → H2SO3 → dung dịch axit làm quỳ tím hoá đỏ. IV. DUNG DỊCH. - Các khái niệm: Dung dịch, dung môi, chất tan, dung dịch bão hòa, dung dịch chưa bão hòa, nồng độ phần trăm, nồng độ mol, độ tan. ( học sinh tự soạn) B. BÀI TẬP THAM KHẢO. I. BÀI TẬP LÝ THUYẾT. Câu 1: Trong các oxit sau đây: SO3,CuO, Na2O, CaO, CO2, P2O5, BaO, Al2O3, MgO. Oxit nào tác dụng được với nước.Viết các phương trình hóa học. câu 2: Hãy viết công thức hóa học của những chất có tên gọi sau: Axit sunfuric; Axit sunfurơ; sắt (II) hiđroxit ; kali hiđrocacbonat; magie clorua; nhôm sunfat; natri oxit; kali hidroxit điphotpho pentaoxit, Canxi đihiđrophotphat. Câu 3: Hoàn thành các phản ứng hoá học và cho biết trong các phản ứng đó thuộc loại phản ứng nào đã học. 1/ S + O2 - - - > SO2 2/ Fe + CuSO4 - - - >FeSO4 + Cu 3/ CaO + CO2- - - > CaCO3 4/ KMnO4 - - - > K2MnO4 + MnO2 + O2 5/ CaCO3 - - - > CaO + CO2 6/ CuO + H2 - - - > Cu + H2O 7/ Fe2O3 + CO - - - > Fe + CO2 8/ P + O2 - - - > P2O5 Câu 4: Hoàn thành các phương trình hóa học sau và cho biết chúng thuộc loại phản ứng nào? a) P + O2 → h) K 2O + H2O →
- b) CaO + H2O → k) Ca + H 2O → c) SO3 + H2O → l) Al + HCl → d) Na + H2O → m) Zn + HCl → e) H2 + CuO → n) Fe + H 2SO4 → f) Fe + O2 → i) P 2O5 + H2O → g) H2 + Fe2O3 → j) H 2 + O2 → Câu 5: Viết phương trình hoá học biểu diễn các biến hoá sau và cho biết mỗi phản ứng đó thuộc loại phản ứng nào? a/ Na Na2O NaOH b/ P P2O5 H3PO4 c/ KMnO4 O2 CuO H2O KOH d/ CaCO3 CaO Ca(OH)2 CaCO3 Câu 6: Cho các CTHH sau: Al2O3, SO3, CO2, CuO, H2SO4, KOH, Ba(OH)2, ZnSO4, Na2SO4, NaHCO3, K2HPO4, Ca(HSO4)2, H3PO4, CaCl2. Hãy cho biết mỗi chất trên thuộc loại hợp chất nào? Gọi tên từng hợp chất. Câu 7: Có 3 lọ mất nhãn đựng riêng biệt : dd axit HCl, dd bazơ NaOH, dd muối ăn NaCl. Bằng cách nào nhận biết được các chất trong mỗi lọ. II. BÀI TOÁN: Bài 1: Đốt cháy 6,2g Photpho trong bình chứa 6,72lít (đktc) khí oxi tạo thành điphotphopentaoxit (P2O5). Tính khối lượng P2O5 tạo thành. Bài 2: Khử 12 g Sắt (III) oxit bằng khí Hiđro. a) Tính thể tích khí Hiđro (ở đktc) cần dùng. b) Tính khối lượng sắt thu được sau phản ứng. Bài 3. Cho 19,5g Zn tác dụng với dung dịch axitsunfuric loãng. a) Tính khối lượng kẽm sunfat thu được sau phản ứng. b) Tính thể tích khí Hiđro thu được ở (đktc). c) Nếu dùng toàn bộ lượng hiđrô bay ra ở trên đem khử 16g bột CuO ở nhiệt độ cao thì chất nào còn dư? dư bao nhiêu gam? Bài 4: Hoà tan 19,5 g kẽm bằng dung dich axit clohiđric a) Thể tích khí H2 sinh ra (đktc)?