SKKN Một số biện pháp nhằm tăng năng xuất lao động của cán bộ giáo viên trường THCS Hoà Lạc Hữu Lũng hướng tới chất lượng
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp nhằm tăng năng xuất lao động của cán bộ giáo viên trường THCS Hoà Lạc Hữu Lũng hướng tới chất lượng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_nham_tang_nang_xuat_lao_dong_cua_can_b.doc
Nội dung text: SKKN Một số biện pháp nhằm tăng năng xuất lao động của cán bộ giáo viên trường THCS Hoà Lạc Hữu Lũng hướng tới chất lượng
- cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam Độc lập-Tự do-Hạnh phúc Vũ Mạnh Cường Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nhằm tăng năng xuất lao động của cán bộ giáo viên trường THCS hoà lạc Hữu Lũng hướng tới chất lượng Hoà Lạc, tháng 5/2008
- 3 Một số biện pháp nhằm tăng năng xuất lao động của cán bộ giáo viên trường THCS hoà lạc Hữu Lũng hướng tới chất lượng Phần 1: Mở đầu Trong công cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội Đảng ta coi giáo dục là quốc sách hàng đầu. Văn kiện đại hội Đảng IX khẳng định cần đổi mới mạnh mẽ quản lý Nhà nước về giáo dục trong đó bộ máy quản lí giáo dục chưa đáp ứng được yêu cầu về nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục. cần tổ chức một cách khoa học lao động của tập thể nhằm hướng tới mục đích nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục. 1- Lý do chọn đề tài Từ những kết luận của Nghị quyết TW 2 khoá VIII; Nghị quyết TW 3 khoá VII; Nghị quyết TW 3, Nghị quyết TW 7 khoá VIII về công tác tổ chức cán bộ, Nghị quyết TW 6 khoá IX về đổi mới mạnh mẽ quản lí Nhà nước về giáo dục. Từ những năm trực tiếp tham gia công tác quản lí trường học chúng tôi thấy vai trò của việc sắp xếp, bố trí công việc sao cho người này không bao biện việc của người khác đặc biệt quan trọng trong quá trình tổ chức hoạt động sáng tạo các công việc một cách khoa học để thực hiện một cách tối ưu mục tiêu đã đề ra với lí do trên chúng tôi chọn đề tài "Một số biện pháp nhằm tăng năng xuất lao động của cán bộ giáo viên trường THCS hoà lạc Hữu Lũng hướng tới chất lượng". 2- ý nghĩa khoa học và thực tiễn. Từ những năm làm công tác quản lí chúng tôi thấy, bất cứ đơn vị trường học nào muốn thực hiện tốt nhiệm vụ năm học thì vai trò của người Hiệu trưởng là thủ trưởng của đơn vị, chịu trách nhiệm hoàn toàn về các mặt hoạt động của nhà trường. Hiệu trưởng có thẩm quyền cao nhất về mặt hành chính và chuyên môn, thay mặt nhà trường xây dựng mối liên kết giữa nhà trường với cộng đồng, với các lực lượng xã hội nói chung để tạo môi trường giáo dục lành mạnh, giáo dục theo định hướng XHCN. * Mục đích nghiên cứu đề tài này chúng tôi muốn đưa ra một số biện pháp nhằm cải thiện tình hình thực trạng hiện nay ở một số trường THCS (vùng II) về cung cách quản lí cũng như lề lối làm việc của một số Hiệu trưởng chưa khoa học chưa đáp ứng được yêu cầu trong giai đoạn hiện nay, mà chúng tôi sẽ trình bày
- 5 Cần quan tâm đến điều kiện lao động, chăm lo chỗ ăn chỗ ở, sinh hoạt văn hoá và tinh thần của người lao động, tạo bầu không khí tâm lí lành mạnh, cởi mở trong tập thể để mọi người phấn chấn lao động. Từ những phân tích trên đây, trong phạm vi các trường THCS vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn thuộc các xã Hoà Lạc, Hoà Sơn, huyện Hữu Lũng. Trên những tài liệu mà chúng tôi bao quát được thì chúng tôi là những người đầu tiên tiếp cận và nghiên cứu vấn này. Phần 2: Nội dung Chương I: Những vấn đề lý luận chung 1- Khái niệm tổ chức. - Tổ chức thực hiện là hoạt động diễn ra từ sau khi quyết định kế hoạch cho tới kiểm tra cuối cùng kết quả thực hiện. - Tổ chức: theo F.M Kecgientxep, có nghĩa là liên hiệp nhiều người lại để thực hiện một công việc. 1.1- Tổ chức một công việc, như một cuộc họp, một cuộc mít tinh, một giờ lên lớp là chuẩn bị chu đáo để hoạt động đó diễn ra có hiệu quả. 1.2- Tổ chức đời sống của cá nhân, của tập thể là: Xây dựng một cách sống và làm việc, một chế độ đảm bảo cho con người sống và làm việc có hiệu quả. 1.3- Tổ chức cơ sở vật chất (một lớp học, một phòng họp ) là sắp đặt trang bị, chuẩn bị cơ sở vật chất đó một cách có phương pháp, nhằm một mục đích sử dụng nhất định. 1.4- Tổ chức lao động khoa học là nghiên cứu và áp dụng các phương pháp, phương tiện lao động và các điều kiện lao động có hiệu quả, tiết kiệm được thời gian, đồng thời đảm bảo sức khoẻ và tạo ra sự thoải mái cho người lao động. + Quản lí hành chính (văn thư, kế toán, sổ danh bạ, học bạ, sổ điểm, lưu trữ, văn bản ) - Kế hoạch nâng kém, bồi dưỡng Học sinh giỏi, Học sinh cá biệt. - Kế hoạch phổ cập THCS. 2- Xây dựng tập thể sư phạm nhà trường để đơn vị hoàn thành ở mức độ cao nhất, nhiệm vụ được giao phó. Tạo sự gắn kết giữa các bộ phận trong nhà trường thành một hệ thống vận động một cách đồng bộ, công tác tổ chức cán bộ là một phần nhiệm vụ của chức năng tổ chức.
- 7 - Xã Hoà Lạc nằm ở phía Đông Bắc huyện Hữu Lũng cách trung tâm 2 huyện lỵ 16 km, diện tích tự nhiên 27,83 km , dân số 4298 người. Xã có 12 thôn gồm 3 dân tộc Kinh, Tày, Nùng, trong đó dân tộc thiểu số chiếm 80% dân số trong toàn xã. Xã có địa bàn phức tạp, dân ở phân tán; 4 thôn nằm dọc theo quốc lộ 1A, 8 thôn nằm dọc theo tuyến đường sắt. Nhân dân trong xã chủ yếu làm nông nghiệp nên mức thu nhập còn thấp. Năm 2007 xã có 131 hộ nghèo = 15% (theo tiêu chí mới). So với xã Hoà Sơn và xã Hoà Thắng là 2 xã bạn có nhiều điểm tương đồng, đặc biệt là mặt bằng dân trí, điều kiện kinh tế, cơ sở hạ tầng, điện, đường, trường, trạm - Trường THCS Hoà Lạc nằm tại trung tâm xã. Thực hiện kế hoạch, nhiệm vụ năm học 2007-2008, trường có tổng số cán bộ giáo viên và học sinh như sau: - Tổng số cán bộ giáo viên: 32 CBGV, trong đó. - Cán bộ quản lí: 02: Đại học 1; Cao đẳng 1. - Tỷ lệ giáo viên chuẩn trở lên trực tiếp giảng dạy: 24/27 = 88.9% (so với năm học trước 19/23 = 82,6%) - Tỷ lệ chuẩn toàn trường: 26/29 = 89.7% - Tỷ lệ trên chuẩn toàn trường: 5/29 = 17,2% (hiện đang có: 03 Đ/c giáo viên đi học đại học; 01 giáo viên đi học cao đẳng) - Cơ cấu tổ (3 tổ) + Tổ toán lý, công nghệ - Tổ trưởng: Nguyễn Mai Sao + Tổ văn-sử-GDCD - Tổ trưởng: Lý Thanh Thuỳ + Tổ SHĐ, ÂN, TD, MT, Tiếng anh - Tổ trưởng: Giang Thị Mai Hương - Tổng số lớp học 14 lớp: 350 HS Trong đó: Lớp 6 = 3 lớp 72 học sinh Lớp 7 = 3 lớp 79 học sinh Lớp 8 = 4 lớp 92 học sinh Lớp 9 = 4 lớp 107 học sinh Cộng: 350 học sinh * Về cơ sở vật chất trong năm học 2007-2008 nhà trường còn thiếu: - Khu tập thể giáo viên để ổn định chỗ ở cho cán bộ giáo viên. - 9 phòng học để đảm bảo học 1 ca.
- 9 1.3- Thực trạng về lao động của cán bộ, giáo viên trường THCS Hoà Lạc Trường THCS Hoà Lạc được tách ra từ trường PTCS xã Hoà Lạc ngày 28/8/2006. Do mới được tách ra nên cơ sở vật chất còn thiếu thốn, trường có 14 lớp trên tổng số 9 phòng học, phải học 2 ca sáng, chiều. Là một đơn vị mới được thành lập năm 2006 trong điều kiện cơ sở vật chất còn thiếu thốn nơi ở cuả tập thể giáo viên, nơi làm việc của Ban giám hiệu chưa có, song với nỗ lực của thầy và trò nhà trường đã hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học, kết quả trường đạt danh hiệu Trường tiên tiến, tỷ lệ học sinh giỏi là 5%, tỷ lệ giáo viên giỏi, chiến sĩ thi đua là 10%. Tuy nhiên để làm tốt và đạt kết quả cao hơn trong các năm học tiếp theo Trường THCS Hoà Lạc và một số trường cùng điều kiện kinh tế xã hội còn một số vấn đề cần phải làm. Cụ thể: 1.3.1- Lao động khoa học của người Hiệu trưởng-Những vấn đề cần quan tâm. 1.3.2- Công tác chỉ đạo tổ chức Hội giảng cấp trường. 1.3.3- Công tác chuyên môn. 1.3.4- Một số biện pháp cụ thể về lề lối làm việc của các tổ chức đoàn thể và cá nhân trong nhà trường 2- Kết quả điều tra nghiên cứu 2.1- Lao động của người Hiệu trưởng 2.1.1- Kết quả điều tra Chúng tôi sử dụng câu hỏi điều tra về các vấn đề cần quan tâm. - Khi được hỏi về công tác lên kế hoạch và giao việc vào lúc nào, trong những đồng chí Hiệu trưởng được hỏi có 62,5% trả lời đúng là lên kế hoạch và giao việc vào đầu năm, đầu học kỳ, đầu tháng, đầu tuần, có 12,5% giao phóng công việc cho cấp dưới, 25% không xác định được công việc của mình. - Hiệu trưởng quán xuyến kỹ năng thực hiện các bước lên lớp của giáo viên, kỹ năng tổ chức các buổi sinh hoạt của giáo viên chủ nhiệm, kỹ năng lập kế hoạch trong những đ/c được hỏi có 75% cho là vấn đề phải được quan tâm thoả đáng, 25% không xác định được vấn đề. - Khả năng phân tích, tổng hợp, phán đoán, dự báo những sự việc đang diễn ra, có 50% số Hiệu trưởng trả lời là tốt. 50% không xác định được vấn đề. - Những vấn đề Hiệu trưởng thường xuyên làm.
- 11 + Nghiên cứu văn bản. + Đọc sách + Viết báo cáo + Họp bộ tứ + Chuẩn bị kế hoạch tuần sau + Họp cùng tổ nhóm chuyên môn + Họp ở địa phương + Báo cáo tình hình với Phòng Giáo dục hoặc UBND + Chuẩn bị đề cương cho giáo viên nghiên cứu khoa học. + Gặp phụ huynh + Gặp gỡ công đoàn + Thăm giáo viên ốm + Kiểm tra cơ sở vật chất + Chơi thể thao + Sắp xếp thời gian nghỉ ngơi tại nhà. 2.1.3- Hiệu trưởng THCS sắp xếp công việc trong ngày thứ 2 đầu tuần. - Từ 7h30'-7h50' dự buổi chào cờ đầu tuần nghe báo cáo tình hình học sinh, giáo viên, thu thập thông tin. - Từ 7h50'-8h00 giao ban đầu tuần, phân công công việc trong tuần, giao việc theo các kế hoạch đã định sẵn. - Từ 8h00-8h30' kiểm tra sổ sách cá nhân, lịch công tác tuần, sổ trực - Từ 9h00-9h30' trao đổi với phó hiệu trưởng về chuyên môn, kế hoạch tuần. - Từ 10h00 quan sát, đôn đốc, mọi hoạt động của giáo viên, học sinh, nhận định đánh giá và dự định kế hoạch tuần sau. * Nếu đi họp thì bàn giao phần việc trên cho phó hiệu trưởng. - Buổi chiều làm các công việc cá nhân như đọc sách, viết báo cáo, nghiên cứu văn bản, gặp gỡ giáo viên, học sinh, tổ chuyên môn và chơi thể thao, nghỉ ngơi, giải trí. 2.2- Công tác Hội giảng cấp trường 2.2.1- Kết quả điều tra. Phần này bằng phương pháp trắc nghiệm và đưa ra những vấn đề về yêu cầu chất lượng của năm sau cũng như các vấn đề khác có liên quan đến quá trình
- 13 Bước 1: Có kế hoạch từ đầu năm học Bước 2: Họp thành lập ban chỉ đạo, xây dựng qui trình đánh giá. Bước 3: Họp Ban chỉ đạo, phân công cụ thể cho các thành viên. Gồm: Ban giám hiệu, các tổ trưởng, chủ tịch công đoàn. Bước 4: Họp tổ chuyên môn lập danh sách giáo viên thi giảng. Bước 5: Xếp lịch cho giáo viên thi giảng. Bước 6: Giao cho đ/c phụ trách chuyên môn chỉ đạo chính về chuyên môn (Hiệu trưởng giám sát thực hiện và kiểm tra đánh giá cuối cùng thu thập thông tin phản hồi). Bước 7: Tổng kết đánh giá khen thưởng. 2.2.3- Những vấn đề cần quan tâm. - Hội giảng năm sau yêu cầu phải cao hơn năm trước. - Phải triệt để áp dụng phương pháp dạy học đổi mới. - Phải sử dụng thành thạo đồ dùng dạy học. - Khuyến khích làm thêm đồ dùng dạy học. - Giáo án phải khoa học - Số tiết thi giảng tối thiểu là 2 tiết - Chỉ chọn những cá nhân tiêu biểu (đối với đơn vị lớn). Có thể tất cả giáo viên trong trường đều được tham gia thi giảng nếu điều kiện, qui mô tổ chức cho phép. - Lựa chọn từ tổ chuyên môn. - Tổ chức thi giảng thường xuyên tối thiểu 1 lần/năm. 2.3- Công tác chuyên môn 2.3.1- Kết quả điều tra. Phần này chúng tôi cũng dùng phương pháp trắc nghiệm và đối tượng là các Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, các tổ trưởng tổ chuyên môn, sau khi tổng hợp kết quả điều tra như sau: Để làm tốt hoạt động chuyên môn, nâng cao chất lượng hiệu quả giáo dục, chúng tôi chọn đưa ra một số biện pháp cụ thể. - Ban giám hiệu giám sát tạo điều kiện cho giáo viên thực hiện tốt công việc chuyên môn. Có 89% cho rằng đây là yếu tố quan trọng tạo nên chất lượng hiệu quả, 11% cho rằng ít quan trọng.
- 15 - Ban giám hiệu giám sát tạo điều kiện cho giáo viên thực hiện tốt công việc chuyên môn. - Biện pháp quản lí có hiệu quả chặt chẽ kịp thời. - Khuyến khích những cách làm tốt làm hay của giáo viên. Biểu dương khen ngợi và nhân rộng cách làm đó. - Quan tâm đến đời sống tinh thần của cán bộ giáo viên trong đơn vị. - Phối hợp chỉ đạo, thực hiện mọi công việc với các đoàn thể công đoàn, Đoàn TN, Đội TNTP và ban thanh tra nhân dân. - Tạo điều kiện cho giáo viên nâng cao năng lực chuyên môn. 2.4- Một số biện pháp cụ thể về lề lối làm việc của các tổ chức đoàn thể và cá nhân trong nhà trường 1) Giáo viên Phải soạn bài đầy đủ trước khi lên lớp-bài soạn ghi đủ ngày soạn, ngày giảng, số tiết theo PPCT. Nội dung bài soạn thể hiện được việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực, đảm bảo việc nâng cao chất lượng chuyên môn. - Lên lớp theo thời khoá biểu. Không tự ý đổi giờ với đồng nghiệp. Nếu có lý do chính đáng cần đổi giờ phải báo cáo BGH. Khi được sự đồng ý của BGH, giáo viên phải thông báo cho học sinh của lớp có liên quan về sự thay đổi đó. - Vào, ra lớp đúng giờ, sử dụng có hiệu quả 45' trên lớp để thực hiện tốt nhất mục tiêu giáo dục đã chuẩn bị trong giáo án. Không tự ý ra ngoài lớp học và chịu trách nhiệm về sự an toàn của học sinh trong giờ dạy của mình. - Tham gia đẩy đủ các cuộc họp của HĐSP, sinh hoạt tổ chuyên môn và các buổi sinh hoạt đoàn thể. Thực hiện đúng các quy định của BGH về các loại báo cáo. - Có đầy đủ các loại sổ quy định trong điều 25 điều lệ trường Trung học, ngoài ra còn có sổ ghi chép sử dụng ĐDDH, sổ sinh hoạt đội, sổ sinh hoạt lớp, túi đựng bài kiểm tra đối với tổ trưởng chuyên môn có thêm sổ nghiệp vụ, sổ kế hoạch tổ. - Thực hiện việc kiểm tra định kỳ theo PPCT, có kế hoạch cho việc KTTX để đảm bảo số lần điểm theo quy định. Chấm trả bài và ghi điểm đồng thời vào sổ điểm lớp và sổ điểm cá nhân đúng quy định bằng bút bi mầu mực đen.
- 17 tính chính xác nộp cho Hiệu trưởng (Số tiết kê được duyệt là số tiết thực tế giáo viên đã dạy trong tháng). 8) Phụ trách thư viện chịu trách nhiệm quản lý cấp phát văn bằng, chứng chỉ SGK, sách tham khảo, học phẩm quản lý toàn bộ sổ điểm, sổ đầu bài. Cuối tuần chuyển sổ đầu bài, cuối tháng chuyển sổ đầu bài, sổ điểm cho BGH kiểm tra nhận xét xác nhận. Chịu trách nhiệm về tài sản do mình quản lý, trường hợp mất, hỏng phải lập biên bản báo cáo BGH để tìm biện pháp xử lý. 9) Phụ trách phòng nghiệm chịu trách nhiệm quản lý, cấp phát đồ dùng, dụng cụ thí nghiệm phục vụ hoạt động dạy, học, thường xuyên ghi chép cập nhật sổ sách theo quy định, chịu trách nhiệm về tài sản do mình quản lý. Trường hợp mất, hỏng phải lập biên bản báo cáo BGH để tìm biện pháp xử lý. 10) Phụ trách lao động chủ động xây dựng kế hoạch lao động hàng tuần, lên lịch thông báo để các lớp thực hiện. Tổ chức lao động có hiệu quả, xây dựng tôn tạo cơ sở vật chất tạo cảnh quan môi trường sư phạm xanh, sạch, đẹp. 11) Đồng chí phó hiệu trưởng được giao chỉ đạo các hoạt động chuyên môn. Chủ động bố trí giáo viên lên kế hoạch hoạt động chuyên môn hàng tháng, phân công dạy kê khi có người đi học, đi công tác hoặc nghỉ Hàng tuần kiểm tra nhận xét sổ đầu bài báo cáo kết quả kiểm tra cho hiệu trưởng, đề xuất các biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục, các biện pháp quản lý, hành chính, quản lý nhân sự chung trong toàn đơn vị. Xây dựng kế hoạch hội giảng, tuyển chọn đội tuyển ôn luyện học sinh giỏi. Thực hiện những công việc Hiệu trưởng giao và báo cáo kết quả thực hiện bằng văn bản đúng thời gian quy định. 12) Tổng phụ trách chịu trách nhiệm lên kế hoạch thi đua tuần, tháng cụ thể đối với từng đợt thi đua của học sinh có tổng kết, đánh giá khen thưởng, kỷ luật đối với những học sinh vi phạm nội quy trường, lớp, lập sổ khen thưởng, kỷ luật để theo dõi quản lý, sử dụng, bảo quản đồ dùng của đội, trống, cờ chịu trách trước hiệu trưởng về mảng công việc mình phụ trách. 13) Bí thư đoàn thanh niên có trách nhiệm phối hợp với đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh tổ chức, thực hiện thi đua của học sinh, đội viên, đoàn viên. Xây dựng kế hoạch, thực hiện nội dung sinh hoạt cho thanh thiếu niên. Rèn luyện tu dưỡng phẩm chất chính trị đạo đức, chuyên môn cho đoàn viên giáo
- 19 2007 2008 TT Tiêu chí SL % SL % 1 CSTĐ các cấp 2 8.0 6 19 2 Số lượng GVG cấp huyện 2 8.0 3 11.5 3 Số lượng HSG 20 5.0 20 5.8 4 Học lực TB trở lên 380 95.2 334 97.1 5 Hạnh kiểm khá trở lên 387 97 332 96.5 6 Tốt nghiệp THCS 101 99 106 100 7 Chi đội mạnh 10 71.4 11 78.6 8 Liên đội mạnh 1 100 1 100 9 Tổ LĐTT- TTXS 3 (LĐTT) 100 3 (LĐTTXS) 100 Chương III: Đề xuất, kiến nghị Kiến nghị 1- Đối với Phòng Giáo dục huyện - Cần tạo điều kiện cho cán bộ giáo viên theo học các lớp bồi dưỡng nâng cao về năng lực chuyên môn nghiệp vụ đặc biệt các lớp lớp tập huấn về ứng dụng công nghhệ tin học và giảng dạy và quản lý trường học. - Tạo điều kiện cho cán bộ quản lí học tập nâng cao năng lực quản lí, theo học các lớp nâng cao thường xuyên. 2- Đối với giáo viên - Chủ động tự học tự bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ đặc biệt là ứng dụng tin học vào giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng hai mặt giáo dục. - Xây dựng cho được cơ quan nhà trường văn minh đảm bảo mĩ quan, sự trong lành môi trường trường học. Phần 3: Kết luận Qua nghiên cứu đề tài này chúng ta thấy việc tổ chức sáp xếp, phân công công việc một cách khoa học là xác lập được kế hoạch, sử dụng thời gian hợp lý nhất tránh làm công việc có tính sự vụ, không bao biện việc của người khác, tập trung thời gian vào các công tác then chốt đúng nhiệm vụ.
- 21 Danh mục tài liệu tham khảo 1- PTS Nguyễn Đình Chỉnh. PTS Phạm Ngọc Uyển tâm lí học quản lí NXB giáo dục 1998. 2- ThS Đặng Huỳnh Mai. Các chức năng nhiệm vụ quản lí của Hiệu trưởng trường THCS tài liệu tập huấn cán bộ quản lí giáo dục 2002. 3- PTS Hà Thế Truyền. Tổ chức một cách khoa học lao động của người Hiệu trưởng. Tài liệu bồi dưỡng cán bộ quản lí giáo dục THCS Lạng Sơn 2004. 4- TS Phương Kỳ Sơn tâm lí học xã hội. Một số vấn đề lí luận và thực tiễn NXB chính trị quốc gia 2002. 5- Hiệu trưởng chỉ đạo hoạt động của tổ chuyên môn. Tài liệu bồi dưỡng cán bộ quản lí giáo dục THCS Lạng Sơn 2004. 6- Tổ chức lao động một cách khoa học của người cán bộ quản lí giáo dục và đào tạo giáo trình quản lí giáo dục và đào tạo BGD&ĐT 2003.
- 23 Trường thcs hoà lạc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập-Tự do-Hạnh phúc phiếu điều tra lao động của cán bộ, giáo viên (Nếu đồng chí là Hiệu trưởng trả lời các câu hỏi số 1,2,4,5,6. Nếu đ/c là phó hiệu trưởng trả lời câu hỏi 1,2,4,5,6,7. Nếu đ/c là tổ trưởng trả lời câu 4,5,6,7. Nếu đ/c là Tổng phụ trách trả lời câu 3,5,6,7). Câu 1: Lao động khoa học của người Hiệu trưởng: (đ/c đánh dấu (+) vào những vấn đề đ/c cho là tâm đắc, đánh dấu (-) vào những vấn đề đ/c thấy không cần quan tâm đến hoặc trình bày những vấn đề khác cần quan tâm vào phần ( ) - Lên kế hoạch và giao việc. Vào lúc nào - Quán xuyến kỹ năng thực hiện các bước lên lớp của giáo viên, kỹ năng tổ chức buổi sinh hoạt của GVCN, kỹ năng lập kế hoạch - Là người tuyên truyền giáo dục, biết vận động đội ngũ của mình và các lực lượng xã hội tham gia xây dựng và phát triển nhà trường, cải biến xã hội chung quanh trường thành môi trường giáo dục thống nhất. - Khả năng phân tích, tổng hợp, phán đoán, dự báo những sự việc đang diễn ra là - Những vấn đề đ/c thường xuyên làm là: + Thăm học sinh: + Dự giờ giáo viên: + Chuẩn bị cuộc họp: + Đọc sách: + Viết báo cáo: + Họp bộ tứ + Chuẩn bị kế hoạch tuần sau: + Họp cùng tổ nhóm CM: + Họp ở địa phương: + Báo cáo tình hình với Phòng giáo dục hoặc UBND: + Chuẩn bị đề cương cho giáo viên nghiên cứu khoa học + Gặp phụ huynh + Gặp gỡ công đoàn
- 25 Câu 3: Theo đ/c cần làm tốt những việc nào sau đây để hoạt động đội phục vụ thiết thực cho việc nâng cao hiệu quả giáo dục: (đánh dấu (+) vào những vấn đề đ/c quan tâm hoặc ghi rõ ý kiến cá nhân vào phần ( ) - Có kế hoạch cụ thể ngay từ đầu năm - Các hoạt động chủ yếu nhằm vào hoạt động thi đua học tập của học sinh - Xây dựng chương trình hoạt động dựa trên kế hoạch nhà trường và hướng dẫn của Hội đồng đội cấp trên - Tự lên kế hoạch hoạt động không cần sự trợ giúp của Ban giám hiệu - Tổ chức cho học sinh tham gia các hội diễn văn nghệ, các buổi giao lưu, kết nghĩa, các hoạt động thể thao, tham quan dã ngoại - Xây dựng quĩ hoạt động bằng các kế hoạch nhỏ - Đi xin kinh phí của các đoàn thể, cá nhân, doanh nghiệp đóng trên địa bàn - Chờ kinh phí do nhà trường cấp - Huy động sự đóng góp của phụ huynh học sinh - Hàng năm kinh phí hoạt động của đơn vị đ/c là bao nhiêu - Chỉ vào các hoạt động chủ yếu nào ? - Nguồn cung cấp chủ yếu là - Để làm tốt đ/c đã có những biện pháp gì ? Câu 4: Để làm tốt hoạt động chuyên môn, nâng cao chất lượng hiệu quả giáo dục theo đ/c những biện pháp nào sau đây là quan trọng (xin đ/c xác định tầm quan trọng theo 3 mức A,B,C vào ô bên - Chỉ đạo thật sát sao cụ thể
- 27 Câu 7: Xin đ/c cho biết Hiệu trưởng trường đ/c làm việc khoa học như vậy đã đáp ứng được mong muốn của đ/c chưa. Đ/c hãy nêu một ví dụ mà đ/c cho là hiệu trưởng đã giải quyết công việc một cách khoa học và tối ưu. (Chỉ nêu các bước tiến hành hoặc giải quyết). Hiệu trưởng nhà trường , Ngày tháng năm 2008 (Ký tên, đóng dấu) Đề nghị đ/c ghi rõ tên, chức vụ, số năm giữ chức đã nêu Xin đ/c vui lòng trả lại phiếu này cho chúng tôi