Tài liệu Giúp học giỏi Hóa học 8

docx 186 trang thungat 28/10/2022 3800
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu Giúp học giỏi Hóa học 8", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxtai_lieu_giup_hoc_gioi_hoa_hoc_8.docx

Nội dung text: Tài liệu Giúp học giỏi Hóa học 8

  1. ĐÀO TẠO NAM VIỆT 243/48 Chu Văn An, P.12, Q.Bình Thạnh, TP. HCM ĐT: 08.3899.7923-0908.953.992-0914.119.354 Web: daotaonamviet.edu.vn ĐÀO TẠO NAM VIỆT oOo Giúp học giỏi HÓA HỌC 8 Khóa học, 2011-2012 HÓA HỌC 8 1
  2. ĐÀO TẠO NAM VIỆT 243/48 Chu Văn An, P.12, Q.Bình Thạnh, TP. HCM ĐT: 08.3899.7923-0908.953.992-0914.119.354 Web: daotaonamviet.edu.vn §1. CHẤT I. CHẤT CÓ Ở ĐÂU Những vật tồn tại xung quanh chúng ta gọi là vật thể. Tất cả những chất liệu cấu tạo nên vật thể gọi là chất. Ví dụ: Nhôm, thủy tinh, gỗ, đều là chất. + Nhôm được dùng để cấu thành máy bay. + Gỗ được dùng để cấu thành cái bàn. II. TÍNH CHẤT CỦA CHẤT Mỗi chất đều có những tính chất nhất định, không đổi. Có 2 loại tính chất: tính chất vật lí và tính chất hóa học. Tính chất vật lí: biểu thị trạng thái hay thể (rắn, lỏng khí), màu, mùi vị, nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, Tính chất hóa học: biểu thị khả năng biến đổi từ chất này thành chất khác. III. CHẤT TINH KHIẾT Nhiều chất trộn lẫn với nhau gọi là hỗn hợp. Chất tinh khiết (hay chất nguyên chất) là những chất không trộn lẫn chất nào khác. Ví dụ: Nước cất là chất tinh khiết. Chất tinh khiết có tính chất nhất định không đổi. Dựa vào các tính chất vật lí khác nhau có thể tách riêng từng chất ra khỏi hỗn hợp. HÓA HỌC 8 3
  3. ĐÀO TẠO NAM VIỆT 243/48 Chu Văn An, P.12, Q.Bình Thạnh, TP. HCM ĐT: 08.3899.7923-0908.953.992-0914.119.354 Web: daotaonamviet.edu.vn §3. NGUYÊN TỐ HÓA HỌC I. NGUYÊN TỐ HÓA HỌC LÀ GÌ? 1. Nguyên tố hóa học là tập hợp những nguyên tử cùng loại, có cùng số proton trong hạt nhân. Kí hiệu số p là số đặc trưng của một nguyên tố. 2. Kí hiệu hóa học được biểu diễn bằng một chữ cái in hoa. (Hiđro kí hiệu hóa học là H) hoặ biểu diễn bằng một chữ cái in hoa kèm thêm một chữ thường. (Canxi kí hiệu hóa học là Ca). II. NGUYÊN TỬ KHỐI Nguyên tử khối (NTK) là khối lượng của một nguyên tử tính bằng đơn vị cacbon. Ví dụ: NTK C = 12 đvC; Na = 23 đvC. III. CÓ BAO NHIÊU NGUYÊN TỐ HÓA HỌC Cho đến nay khoa học đã biết được trên 110 nguyên tố. Oxi là nguyên tố phổ biến nhất và chiếm gần nửa khối lượng vỏ Trái đất. HÓA HỌC 8 5
  4. ĐÀO TẠO NAM VIỆT 243/48 Chu Văn An, P.12, Q.Bình Thạnh, TP. HCM ĐT: 08.3899.7923-0908.953.992-0914.119.354 Web: daotaonamviet.edu.vn §5. BÀI LUYỆN TẬP 1 1. Mối quan hệ giữa các khái niệm 2. Tổng kết về chất, nguyên tử và phân tử a) Mỗi chất có những tính chất nhất định, không đổi. b) Nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ trung hòa về điện, gồm hạt nhân có proton mang điện dương và vỏ tạo bởi electron mang điện âm với số p = số e. c) Phân tử là hạt đại diện cho chất, gồm một số nguyên tử liên kết với nhau và thể hiện tính chất hóa học của chất. HÓA HỌC 8 7
  5. ĐÀO TẠO NAM VIỆT 243/48 Chu Văn An, P.12, Q.Bình Thạnh, TP. HCM ĐT: 08.3899.7923-0908.953.992-0914.119.354 Web: daotaonamviet.edu.vn §7. HÓA TRỊ I. HÓA TRỊ CỦA MỘT NGUYÊN TỐ ĐƯỢC XÁC ĐỊNH BẰNG CÁCH NÀO 1. Hóa trị của một nguyên tố được quy định bằng số nguyên tử hiđro liên kết với một nguyên tử của nguyên tố đó trong hợp chất của nó với hiđro; hoặc bằng 2 lần số nguyên tử oxi liên kết với một nguyên tử của nguyên tố đó trong hợp chất của nó với oxi. Ví dụ: Trong hợp chất NH3 ta thấy 3H liên kết với 1N nên hóa trị của N là III. Trong hợp chất Al 2O3 ta thấy 3O liên kết với 2Al nên hóa trị của Al là III. 2. Kết luận Hóa trị của nguyên tố (hay nhóm nguyên tử) là con số biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử (hay nhóm nguyên tử), được xác định theo hóa trị của H được chọn làm đơn vị và hóa trị của O là 2 đơn vị. (Chú ý: Hóa trị luôn luôn ghi bằng số La Mã). Ví dụ: CTHH của axit sunfuric H 2SO4 ta nói nhóm (SO4) hóa trị II vì liên kết với 2H. II. QUY TẮC HÓA TRỊ 1. Đối với hợp chất hai nguyên tố thì ta có quy tắc hóa trị “Trong công thức hóa học, tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố này bằng tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố kia”. a b Ta có: Ax By Theo quy tắc hóa trị: x.a = y.b Ví dụ: Công thức Al2O3 với Al hóa trị III và oxi có hóa trị II. Theo quy tắc hóa trị: 2.III = 3.II Chú ý: B cũng có thể là một nhóm nguyên tử. 2. Vận dụng a) Tính hóa trị của một nguyên tố Ví dụ: Tính hóa trị của Mg trong hợp chất MgCl2 biết Cl có hóa trị I. Gọi a là hóa trị của Mg Ta có: 1.a = 2.I a = II Vậy Mg có hóa trị II. b) Lập công thức hóa học của hợp chất theo hóa trị Các bước lập công thức của hợp chất: Viết công thức dạng chung: AxBy. Theo quy tắc hóa trị: x.hóa trị A = y.hóa trị B. HÓA HỌC 8 9
  6. ĐÀO TẠO NAM VIỆT 243/48 Chu Văn An, P.12, Q.Bình Thạnh, TP. HCM ĐT: 08.3899.7923-0908.953.992-0914.119.354 Web: daotaonamviet.edu.vn B. BÀI TẬP MẪU Bài 1 Hãy phân biệt đâu là vật thể, đâu là chất trong các ý sau: a) Cái soong làm bằng inox. b) Cây thước kẻ làm bằng nhựa. c) Lưỡi dao bằng sắt, cán dao bằng nhựa. d) Thành phần chính của lông cừu là protit. Giải Vật thể Chất a) Soong Inox b) Cây thước kẻ Nhựa c) Lưỡi dao, cán dao Sắt, nhựa d) Lông cừu Protit Bài 2 Hãy tách riêng từng chất ra khỏi hỗn hợp trong các trường hợp sau: a) Hỗn hợp gồm bột sắt và bột lưu huỳnh. b) Hỗn hợp gồm rượu etylic và nước (biết nhiệt độ sôi của rượu etylic là 78,3oC). Giải a) Dùng nam châm để tách hỗn hợp bột sắt và bột lưu huỳnh. Bột sắt bị nam châm hút còn bột lưu huỳnh không bị hút. Như vậy ta có thể tách được bột sắt ra khỏi bột lưu huỳnh. b) Ta đun nóng hỗn hợp gồm rượu etylic và nước. Nhiệt độ sôi của rượu là 78,3 oC, nước là 100oC. Do đó hơi của rượu sẽ bay ra trước còn hơi nước bay ra sau. Hơi được dẫn qua một ống làm lạnh và ngưng tụ thành giọt lỏng chảy ra. Lúc đầu người ta thấy rượu gần như nguyên chất càng về sau rượu càng lẫn nhiều nước và cuối cùng chỉ có nước, và phương pháp này được gọi là phương pháp chưng cất phân đoạn. Trong công nghiệp chưng cất rượu, người ta dùng phương pháp này. HÓA HỌC 8 11
  7. ĐÀO TẠO NAM VIỆT 243/48 Chu Văn An, P.12, Q.Bình Thạnh, TP. HCM ĐT: 08.3899.7923-0908.953.992-0914.119.354 Web: daotaonamviet.edu.vn 4Na: Bốn nguyên tử natri. b) Bảy nguyên tử nitơ: 7N Một nguyên tử sắt: Fe Ba nguyên tử hiđro: 3H Mười hai nguyên tử canxi: 12Ca. Bài 5 Hãy chỉ ra chất nào là đơn chất, hợp chất trong các trường hợp sau: a) Khí cacbonic do nguyên tố cacbon và oxi cấu tạo nên. b) Khí hiđro do nguyên tố hiđro cấu tạo nên. c) Axit nitric do nguyên tố hiđro, nitơ, oxi tạo nên. d) Khí amoniac do nguyên tố hiđro và nitơ tạo nên. Giải a) Khí cacbonic là hợp chất. b) Khí hiđro là đơn chất. c) Axit nitric là hợp chất. d) Khí amoniac là hợp chất. Bài 6 Viết công thức hóa học của các chất sau và tính PTK của: a) Khí clo biết phân tử gồm 2 nguyên tử liên kết với nhau. b) Natri biết phân tử gồm 1 nguyên tử. c) Muối ăn, biết phân tử gồm 1 Na kiên kết với 1 Cl. d) Axit sunfuric biết phân tử gồm 2H, 1S, 4O liên kết với nhau. Giải a) Cl2: PTK Cl2 = 2.35,5 = 71 b) Na: NTK Na = 23 c) NaCl: PTK NaCl = 23 + 35,5 = 58,5 d) H2SO4: PTK H2SO4 = (2.1) + (1.32) + (4.16) = 98 HÓA HỌC 8 13
  8. ĐÀO TẠO NAM VIỆT 243/48 Chu Văn An, P.12, Q.Bình Thạnh, TP. HCM ĐT: 08.3899.7923-0908.953.992-0914.119.354 Web: daotaonamviet.edu.vn Bài 9 Dựa vào tính chất vật lí nào để nhận biết 3 lọ mất nhãn đựng 3 chất riêng biệt là bột nhôm, bột lưu huỳnh và bột than. Giải Dựa vào màu sắc của các chất bột ta nhận biết được 3 chất bột trên. Bột lưu huỳnh có màu vàng. Bột than có màu đen. Còn lại là lọ đựng bột nhôm. Bài 10 Hãy vẽ sơ đồ nguyên tử của các nguyên tố có số proton lần lượt là 4, 7, 12, 26. Xác định số proton trong hạt nhân, số electron trong nguyên tử, số lớp electron và số electron lớp ngoài cùng. Giải Vẽ sơ đồ nguyên tử: Số proton là 4 (Beri: Be) Số proton trong hạt nhân là 4. Số electron trong nguyên tử là 4. Số lớp electron là 2. Số electron lớp ngoài cùng là 2. Số proton là 7 (Nitơ: N) Số proton trong hạt nhân là 7. Số electron trong nguyên tử là 7. Số lớp electron là 2. Số electron lớp ngoài cùng là 5. Số proton là 12 (Magie: Mg) Số proton trong hạt nhân là 12. Số electron trong nguyên tử là 12. Số lớp electron là 3. Số electron lớp ngoài cùng là 2. Số proton là 26 (Sắt: Fe) Số proton trong hạt nhân là 26. Số electron trong nguyên tử là 26. Số lớp electron là 4. Số electron lớp ngoài cùng là 8. HÓA HỌC 8 15
  9. ĐÀO TẠO NAM VIỆT 243/48 Chu Văn An, P.12, Q.Bình Thạnh, TP. HCM ĐT: 08.3899.7923-0908.953.992-0914.119.354 Web: daotaonamviet.edu.vn c) Oxit sắt từ biết phân tử gồm 3 nguyên tử sắt liên kết với 4 nguyên tử oxi. Giải a) Đá vôi có công thức là: CaCO3 b) Khí nitơ: N2 c) Oxit sắt từ: Fe3O4 HÓA HỌC 8 17
  10. ĐÀO TẠO NAM VIỆT 243/48 Chu Văn An, P.12, Q.Bình Thạnh, TP. HCM ĐT: 08.3899.7923-0908.953.992-0914.119.354 Web: daotaonamviet.edu.vn 3O2: ba phân tử khí oxi. 5Zn: 5 nguyên tử kẽm. 3CH4: ba phân tử metan. 5N2: Năm phân tử khí nitơ. Na: một nguyên tử natri. Bài 4 Sửa lại cho đúng các câu sau: a) Phân tử khí cacbonic (CO2) gồm 2 nguyên tử và 3 nguyên tố. b) Phân tử canxi cacbonat (CaCO3) gồm 3 nguyên tử và 5 nguyên tố. c) Phân tử axit sunfuric (H2SO4) gồm 7 nguyên tố và 3 nguyên tử. d) Phân tử nước (H2O) gồm 1 phân tử hidro và 1 nguyên tử oxi. e) Nước là đơn chất được cấu tạo gồm 2 nguyên tố là hidro và oxi. Giải a) Sửa lại: 3 nguyên tử và 2 nguyên tố. b) Sửa lại: 5 nguyên tử và 3 nguyên tố. c) Sửa lại: 7 nguyên tử và 3 nguyên tố. d) Sửa lại: 2 nguyên tử hidro và 1 nguyên tử oxi. e) Sửa lại: Nước là hợp chất. Bài 5 Viết công thức hóa học và tính PTK của các chất sau: a) Bari hidroxit biết phân tử gồm 1 nguyên tử bari, 2 nguyên tử oxi và 2 nguyên tử hidro. b) Đồng sunfat biết phân tử gồm 1 nguyên tử đồng, một nguyên tử lưu huỳnh và 4 nguyên tử oxi. c) Khí metan biết phân tử gồm 1 nguyên tử cacbon, 4 nguyên tử hidro. d) Magiê photphat biết phân tử gồm 3 nguyên tử magiê, 2 nguyên tử photpho, 8 nguyên tử oxi. Giải a) BaO2H2 hay Ba(OH)2. PTK Ba(OH)2 = 137 + 2(16+1) = 171. b) CuSO4 PTK CuSO4 = 64 + 32 + 4.16 = 160. c) CH4 PTK CH4 = 12 + 4.1 = 16 HÓA HỌC 8 19
  11. ĐÀO TẠO NAM VIỆT 243/48 Chu Văn An, P.12, Q.Bình Thạnh, TP. HCM ĐT: 08.3899.7923-0908.953.992-0914.119.354 Web: daotaonamviet.edu.vn Bài 7 Lập công thức hóa học của những hợp chất sau: a) H và S (II). b) Al (III) và O. c) Mg (II) và (NO3) (I). d) Ca (II) và SO4 (II). Giải a) H xSy x II 2 x.I = y.II y I 1 x = 2; y = 1 H2S. b) Al xOy x II 2 x.III = y.II y III 3 x = 2; y = 3 Al2O3. II I c) Mg x (NO3 ) y x I 1 x.II = y.I y II 2 x = 1; y = 2 Mg(NO3)2. II II d) Cax (SO4 ) y x II 1 x.II = y.II y II 1 x = 1; y = 1 CaSO4. Bài 8 Tính phân tử khối của các chất sau: a) Phân urê biết phân tử gồm 2N, 4H, 1C và 1O. b) Khí etilen biết phân tử gồm 2C và 4H. c) Axit silixic biết phân tử gồm 2H, 1Si, và 3O. d) Benzen biết phân tử gồm 6C và 6H. Giải a) Phân urê: (NH2)2CO Phân tử khối (PTK) = 2 (14 + 2.1) + 12 + 16 = 60 HÓA HỌC 8 21
  12. ĐÀO TẠO NAM VIỆT 243/48 Chu Văn An, P.12, Q.Bình Thạnh, TP. HCM ĐT: 08.3899.7923-0908.953.992-0914.119.354 Web: daotaonamviet.edu.vn Theo đề Mmuối = 106 Gọi x là số nguyên tử oxi trong phân tử natri cacbonat. Ta có Mmuối = 2 23 + 1 12 + x 16 = 106 Hay 16x = 48 x = 3 Vậy có 3 nguyên tử oxi trong phân tử natri cacbonat. Bài 12 Hãy tính khối lượng bằng gam của các nguyên tử: lưu huỳnh, canxi, nitơ và đồng. Giải Ta có 1đvC = 0,16605.10-23 (g) Và S = 32 đvC, Ca = 40, N = 7, Cu = 64. Khối lượng bằng gam của các nguyên tử. Lưu huỳnh (S) M = 32 0,16605.10-23 = 5,3136. 10-23 (g) Canxi (Ca) M = 40 0,16605.10-23 = 6,642.10-23 (g) Nitơ (N) M = 14 0,16605.10-23 = 2,3247.10-23 (g) Đồng (Cu) m = 64 0,16605.10-23 = 10,6272.10-23 (g) Bài 13 Các chất sau đây là đơn chất hay hợp chất? Vì sao? a) MgCl2 b) Br2 c) C2H6O d) Hg Giải a) MgCl2 là hợp chất vì do hai nguyên tố là magie và clo tạo nên. b) Br2 là đơn chất vì do một nguyên tố brom tạo nên. c)C 2H6O là hợp chất vì do một nguyên tố là cacbon, hidro và oxi tạo nên. d) Hg là đơn chất vì do một nguyên tố tạo nên là thủy ngân. Bài 14 Lập công thức hóa học và tính phân tử khối các chất sau: a) Sắt (III) nitrat biết Fe(III) và NO3(I) b) Axit sunfurơ biết H(I) và SO3(II) c) Nhôm hidroxit biết Al(III) và OH(I) d) Mangan đioxit biết Mn(IV) và O(II) HÓA HỌC 8 23
  13. ĐÀO TẠO NAM VIỆT 243/48 Chu Văn An, P.12, Q.Bình Thạnh, TP. HCM ĐT: 08.3899.7923-0908.953.992-0914.119.354 Web: daotaonamviet.edu.vn 1. Viết kí hiệu hóa học các nguyên tố sau đây, cách viết nào đúng? a) Natri: NA; sắt: Fe; nitơ: N b) Clo: Cl; canxi: Ca; lưu huỳnh: S c) Đồng: CU; canxi: CA; sắt: FE d) Tất cả đều đúng. 2. Các chất sau đây là hợp chất: a) Nước, khí cacbonic, axit sunfuric (H2SO4) b) Nước biển, không khí, khí hidro c) Muối ăn, đường. d) Cả a và c đúng. 3. Công thức đúng của nhôm oxit và kali oxit lần lượt là: a) Al2O3 và KO b) Al2O3 và K2O c) Al 2O và KO d) AlO3 và K2O 4. Cho hóa tri các nguyên tố sau: hãy chọn công thức hóa học đúng: Al (III); C (IV); Cl (I); Fe (II); S (VI); Na (I); O (II). a) FeCl; AlO2; CO, SO2; NaO. b) FeCl2; AlCl3; SO3; CO2; Na2O c) AlCl3; Al2O3; FeO; Na2O; SO2 d) AlCl3; Fe2O3; CO; NaO; SO2 5. Kí hiệu Al cho biết: a) Kí hiệu hóa học nguyên tố Al. b) 1 nguyên tử nhôm. c) Nguyên tử khối Al: 27 đvC. d) Cả 3 câu trên đều đúng. 6. Hợp chất: a) Gồm từ 2 nguyên tử trở lên cấu tạo nên. b) Gồm từ 2 nguyên tố trở lên cấu tạo nên. c) Gồm 1 nguyên tố cấu tạo nên. d) Cả a, b đều đúng. 7. Từ công thức Na2CO3 hãy chọn câu trả lời đúng. a) Hợp chất trên do 3 nguyên tử Na, C, O tạo nên. b) Hợp chất trên do 3 nguyên tố Na, C, O tạo nên. c) Hợp chất trên có phân tử khối là 106. d) Cả b và c đúng. 8. Cho các công thức hóa học sau, dãy nào chỉ toàn là hợp chất: a) H2SO4; Cl2; NaCl; CuO; O2. b) CuSO4; Fe2O3; CaO, Na2CO3; CO2. HÓA HỌC 8 25
  14. ĐÀO TẠO NAM VIỆT 243/48 Chu Văn An, P.12, Q.Bình Thạnh, TP. HCM ĐT: 08.3899.7923-0908.953.992-0914.119.354 Web: daotaonamviet.edu.vn a) XY b) X2Y c) X2Y2 d) XY2 20. Công thức một oxit của lưu huỳnh có thành phần % về khối lượng của các nguyên tố lần lượt là 40% S và 60% oxi. Công thức đúng là: a) SO2 b) SO3 c) S2O d) SO 21. Cho sơ đồ nguyên tử sau: Số lớp electron và số electron ở lớp ngoài cùng lần lượt là: a) 3 và 6 b) 4 và 6 c) 3 và 16 d) 4 và 16 22. Khẳng định sau gồm 2 ý: “Nước cất là một hợp chất, vì nước cất sôi ở đúng 100 oC”. Phương án nào sau đây là đúng nhất. a) Ý 1 đúng, ý 2 sai. b) Ý 1 sai, ý 2 đúng. c) Cả hai ý đều đúng nhưng ý 2 không giải thích cho ý 1. d) Cả hai ý đều đúng và ý 2 giải thích cho ý 1. HÓA HỌC 8 27
  15. ĐÀO TẠO NAM VIỆT 243/48 Chu Văn An, P.12, Q.Bình Thạnh, TP. HCM ĐT: 08.3899.7923-0908.953.992-0914.119.354 Web: daotaonamviet.edu.vn 8. Dựa vào hóa trị của các nguyên tố trong bảng SGK. Hãy cho biết các công thức sau đây công thức nào đúng, công thức nào sai: MgO, Ca2SO4, AlO2, CuCl, SO3, NaO, P2O, Mg(OH)2, CaCO3, NaCO3, FeCl2, ZnO. 9. Lập công thức hóa học và tính phân tử khối của hợp chất có phân tử gồm natri, magiê, canxi lần lượt liên kết với. a) Nhóm nitrat b) Nguyên tử brom Đáp số: a) NaNO3, Ca(NO3)2, Mg(NO3)2 b) NaBr, MgBr2, CaBr2 10. Khi cho vôi sống (canxi oxit) gồm hai nguyên tố canxi và oxi tác dụng với khí cacbonic; sản phẩm sinh ra là đá vôi (canxi cacbonat). Vậy đá vôi gồm những nguyên tố nào tạo nên? 11. Cho hợp chất khí A gồm 2 nguyên tố cacbon và oxi, thành phần về khối lượng của 2 nguyên tố lần lượt là 3 : 8. Hãy xác định công thức của hợp chất khí a trên. Đáp số: CO2 12. Vẽ sơ đồ nguyên tử của các nguyên tố có số proton lần lượt là 9, 14, 21 và 29. Từ đó xác định số proton, số electron lớp ngoài cùng của các nguyên tử trên. 13. Một hợp chất X đươc cấu tạo gồm một nguyên tử A và một nguyên tử oxi và có phân tử khối nặng gấp đôi phân tử khí nitơ. Xác định công thức hóa học của X. Đáp số: CaO 14. Dựa vào hóa trị của nhóm SO 4 trong axit sunfuric H2SO4. Hãy tìm hóa trị của sắt trong Fe2(SO4)3, natri trong Na2SO4, canxi trong CaSO4. HÓA HỌC 8 29
  16. ĐÀO TẠO NAM VIỆT 243/48 Chu Văn An, P.12, Q.Bình Thạnh, TP. HCM ĐT: 08.3899.7923-0908.953.992-0914.119.354 Web: daotaonamviet.edu.vn IV. LÀM THẾ NÀO NHẬN BIẾT CÓ PHẢN ỨNG HÓA HỌC XẢY RA? Dấu hiệu nhận biết có phản ứng hóa học xảy ra là có chất mới tạo thành. Ví dụ: Đốt cháy sắt trong oxi sinh ra oxit sắt từ: có phản ứng hóa học xảy ra vì sinh ra chất mới là oxit sắt từ. §3. ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN KHỐI LƯỢNG 1. ĐỊNH LUẬT “Trong một phản ứng hóa học, tổng khối lượng của các sản phẩm bằng tổng khối lượng của các chất phản ứng” 2. ÁP DỤNG Nếu có sơ đồ phản ứng: A + B C + D Suy ra: mA + mB = mC + mD Trong đó: mA, mB: khối lượng chất tham gia hay chất phản ứng. mC, mD: khối lượng các chất sản phẩm. Ví dụ: Nếu có phương trình phản ứng nung đá vôi: to CaCO3  CaO + CO2 Theo định luật bảo toàn khối lượng: m m m CaCO3 CaO CO2 §4. PHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC I. LẬP PHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC (PTHH) Gồm các bước: Viết sơ đồ phản ứng gồm CTHH của các chất tham gia và sản phẩm. Cân bằng số nguyên tử của mỗi nguyên tố, chọn hệ số thích hợp đặt trước các công thức. Viết phương trình hóa học thay gạch ( ) bằng mũi tên ( ). Ví dụ: Đốt cháy đồng trong oxi. Đồng hóa hợp với oxi sinh ra đồng (II) oxit. Giải • Cu + O2 CuO. • 2Cu + O2 2CuO. • 2Cu + O2 2CuO. II. Ý NGHĨA PTHH Biểu diễn ngắn gọn phản ứng hóa học. Cho biết tỉ lệ về số nguyên tử, số phân tử giữa các chất cũng như từng cặp chất trong phản ứng. HÓA HỌC 8 31
  17. ĐÀO TẠO NAM VIỆT 243/48 Chu Văn An, P.12, Q.Bình Thạnh, TP. HCM ĐT: 08.3899.7923-0908.953.992-0914.119.354 Web: daotaonamviet.edu.vn B. BÀI TẬP MẪU Bài 1 Cho các hiện tượng sau đây hiện tượng nào là hiện tượng vật lí, hiện tượng hóa học. a) Cho sắt cháy trong oxi sinh ra oxit sắt từ. b) Nghiền viên phấn thành bột. c) Uốn cong ống thủy tinh. d) Khi nung đá vôi (canxi cacbonat), đá vôi chuyển thành vôi sống và khí cacbonic. e) Cho magiê tác dụng với axit clohidric, sản phẩm tạo thành là muối magiê clorua và khí hidro. Giải a) Hiện tượng hóa học. b) Hiện tượng vật lí. c) Hiện tượng vật lí. d) Hiện tượng hóa học. e) Hiện tượng hóa học. Bài 2 Hãy chỉ ra dấu hiệu nhận biết có phản ứng xảy ra và ghi lại phương trình chữ của phản ứng trong các hiện tượng sau: a) Bột đồng (II) oxit (màu đen) tác dụng với hidro ở nhiệt độ cao tạo thành đồng (màu đỏ) và hơi nước. b) Cho sắt tác dụng với axit clohidric tạo thành muối sắt (II) clorua và khí hidro. c) Nhôm tác dụng với oxi ở nhiệt độ cao tạo thành nhôm oxit. d) Khi điện phân nước ta thu được khí hidro và khí oxi. Giải a) Có phản ứng xảy ra vì từ màu đen chuyển sang màu đỏ. Phương trình phản ứng: o Đồng (II) oxit + Khí hidro tcao Đồng + Nước b) Có phản ứng xảy ra vì tạo hợp chất muối sắt (II) clorua và khí hidro. Phản ứng: Sắt + Axit clohidric Sắt (II) clorua + Khí hidro. c) Có phản ứng xảy ra vì tạo ra chất mới là nhôm oxit. HÓA HỌC 8 33
  18. ĐÀO TẠO NAM VIỆT 243/48 Chu Văn An, P.12, Q.Bình Thạnh, TP. HCM ĐT: 08.3899.7923-0908.953.992-0914.119.354 Web: daotaonamviet.edu.vn Bài 4 Viết thành phương trình hóa học theo các sơ đồ sau: a) Cu + O2 CuO b) Fe + Cl2 FeCl3 c) Al(OH)3 Al2O3 + H2O d) Na + H2O NaOH + H2 e) Al + H2SO4 Al2(SO4)3 + H2 Giải a) 2Cu + O2 2CuO b) 2Fe + 3Cl2 2FeCl3 c) 2Al(OH)3 Al2O3 + 3H2O d) 2Na +2H2O 2NaOH + H2 e) 2Al + 3H2SO4 Al2(SO4)3 + 3H2 Bài 5 Khi nung nóng chảy kaliclorat KClO3 ta thu được kaliclorua KCl và khí oxi O2. a) Lập phương trình hóa học của phản ứng. b) Cho biết tỉ lệ số phân tử giữa các chất trong phản ứng. Giải to a) 2KClO3  2KCl + 3O2 b) Số phân tử KClO3 : Số phân tử KCl : Số phân tử O2 = 2 : 2 : 3 HÓA HỌC 8 35
  19. ĐÀO TẠO NAM VIỆT 243/48 Chu Văn An, P.12, Q.Bình Thạnh, TP. HCM ĐT: 08.3899.7923-0908.953.992-0914.119.354 Web: daotaonamviet.edu.vn moxi = 18kg moxit sắt từ = ? Từ (1) moxit sắt từ = 5 + 18 = 23 kg b) moxi = 150kg moxit sắt từ = 3kg = 3000g msắt = ? Từ (1) msắt = moxit sắt từ moxi = 3000g – 150g = 2850g Bài 8 Xét các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào là vật lí, hiện tượng nào là hóa học: a) Khi chiên mỡ quá lâu thì mỡ sẽ khét b) Đốt cháy photpho c) Hòa tan đường vào nước d) Thức ăn để lâu bị thiu, ôi e) Cho hòa tan mực vào nước f) Dùng một mảnh nhôm ta cắt thành từng đoạn nhỏ g) Cho nhôm cháy trong oxi sinh ra nhôm oxit. Giải a) Hiện tượng hóa học vì mỡ khét đã biến đổi thành than và các khí khác. b) Hiện tượng hóa học vì khi photpho cháy sản phẩm sinh ra là đophotpho pentaoxit. c) Hiện tượng vật lí vì không biến đổi thành chất khác d) Hiện tượng hóa học vì có biến đổi thành chất mới hôi, thiu. e) Hiện tượng vật lí vì không sinh ra chất mới. f) Hiện tượng vật lí vì chỉ biến đổi về hình dạng. g) Hiện tượng hóa học vì có chất mới sinh ra là nhôm oxit. Bài 9 Cho khí axetilen (C2H2) cháy trong oxi sinh ra khí cacbonic và hơi nước. a) Lập phương trình hóa học của phản ứng. b) Cho biết tỉ lệ giữa số phân tử axetilen lần lượt với số phân tử oxi và số phân tử cacbon đioxit. Giải a) PTHH: 2C2H2 + 5O2 4CO2 + 2H2O b) Số phân tử C2H2: Số phân tử O2 = 2 : 5 Số phân tử C2H2: Số phân tử CO2 = 2 : 4 HÓA HỌC 8 37
  20. ĐÀO TẠO NAM VIỆT 243/48 Chu Văn An, P.12, Q.Bình Thạnh, TP. HCM ĐT: 08.3899.7923-0908.953.992-0914.119.354 Web: daotaonamviet.edu.vn C. BÀI TẬP NÂNG CAO Bài 1 Xét các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào là hiện tượng vật lí, hiện tượng nào là hiện tượng hóa học: a) Nước đông đặc thành nước đá b) Sắt để trong không khí bị gỉ. c) Dây tóc trong bóng đèn nóng và sáng lên khi dòng điện chạy qua. d) Đốt cacbon trong oxi sinh ra khí cacbonic. e) Khi lên men giấm rượu etylic ta thu được giấm ăn và hơi nước. Giải a) Hiện tượng vật lí. b) Hiện tượng hóa học c) Hiện tượng vật lí. d) Hiện tượng hóa học. e) Hiện tượng hóa học. Bài 2 Khi đốt cháy chất A trong oxi ta thu được khí cacbonic và hơi nước. Vậy trong hợp chất A gồm những nguyên tố nào? Là hiện tượng vật lí hay hóa học? Giải Hợp chất A được cấu tạo bởi hai nguyên tố cacbon và hidro hoặc bởi ba nguyên tố cacbon, hidro, oxi. Hiện tượng trên là hiện tượng hóa học. Bài 3: Khi đun nóng đường, có 2 giai đoạn sau: đầu tiên đường nóng chảy sau đó ta đun nhiệt độ cao hơn thì đường sẽ bị khét và biến thành than (màu đen) và hơi nước. Hãy cho biết giai đoạn nào là hiện tượng vật lí, hiện tượng hóa học. Giải Hiện tượng vật lí: Đường nóng chảy. Hiện tượng hóa học: Đường biến thành than và hơi nước. Bài 4: Ghi lại bằng phương trình chữ trong các hiện tượng sau: HÓA HỌC 8 39
  21. ĐÀO TẠO NAM VIỆT 243/48 Chu Văn An, P.12, Q.Bình Thạnh, TP. HCM ĐT: 08.3899.7923-0908.953.992-0914.119.354 Web: daotaonamviet.edu.vn b) Zn + 2HCl ZnCl2 + H2 c) S + O2 SO2 d) CaCO3 CaO + CO2 e) 4P + 5O2 2P2O5 f)K 2CO3 + Ba(OH)2 BaCO3 + 2KOH g) Fe + CuSO4 FeSO4 + Cu Bài 7 a) Cho muối ăn (natri clorua) vào nước, sau đó cho dung dịch bạc nitrat vào thấy xuất hiện chất kết tủa màu trắng. b) Rượu để lâu ngày trong không khí, thường bị chua. Hòa tan một ít thuốc muối vào giấm thấy có ủi bọt mạnh. Em hãy cho biết 2 trường hợp trên có xảy ra hiện tượng vật lí, hiện tượng hóa học hay không? Giải a) * Cho muối ăn vào nước là hiện tượng vật lí vì chưa có sự biến đổi chất mới. * Sau đó cho dung dịch bạc nitrat vào thì đó là hiện tượng hóa học vì có sự biến đổi chất mới là chất kết tủa màu trắng. b) * Rượu để lâu ngày trong không khí thường bị chua là hiện tượng hóa học vì có sinh ra chất mới có vị chua là giấm. * Hòa tan thuốc muối vào giấm có sủi bọt là hiện tượng hóa học vì sinh ra khí cacbonic. Bài 8: Cân bằng các phương trình hóa học sau: a)K 2CO3 + Ba(OH)2 BaCO3 + KOH b) H2SO4 + NaOH Na2SO4 + H2O c) C6H6 + O2 CO2 + H2O d) Mg(OH)2 + H3PO4 Mg3(PO4)2 + H2O e) C4H10 + O2 C2H4O2 + H2O f) Al(OH)3 + H2SO4 Al2(SO4)3 + H2O g) Fe2O3 + HCl FeCl3 + H2O h) Na2CO3 + Ca(OH)2 CaCO3 + NaOH i) Al + H2SO4 Al2(SO4)3 + H2 j) Fe2O3 + CO Fe + CO2 Giải a) K2CO3 + Ba(OH)2  BaCO3 + 2KOH b) H2SO4 + 2NaOH  Na2SO4 + 2H2O c) 2C6H6 + 15O2  12 CO2 +6H2O d) 3Mg(OH)2 + 2H3PO4  Mg3(PO4)2 + 6H2O HÓA HỌC 8 41
  22. ĐÀO TẠO NAM VIỆT 243/48 Chu Văn An, P.12, Q.Bình Thạnh, TP. HCM ĐT: 08.3899.7923-0908.953.992-0914.119.354 Web: daotaonamviet.edu.vn Bài 11 Hoàn thành các phương trình hóa học sau: a) Fe3O4 +H2 > ? + H2O b) Fe + HCl > FeCl2 + ? c) Mg + ? > MgO d) Al2O3 + H3PO4 > ? + H2O e) Fe + CuSO4 > FeSO4 + ? Giải a) Fe3O4 +4H2 3Fe + 4H2O b) Fe + 2HCl FeCl2 + H2 c) 2Mg + O2 2MgO d) Al2O3 + 2H3PO4 2AlPO4 + 3H2O e) Fe + CuSO4 FeSO4 + Cu Bài 12 Cho a (g) kẽm oxit tác dụng với 9,8g axit sunfuric thu được 2kg kẽm sunfat (ZnSO4) và 9,8g nước. a) Lập phương trình hóa học theo hiện tượng này. b) Tính giá trị a. Giải a) ZnO + H2SO4 ZnSO4 + H2O b) Đề cho: m = 9,8g H2SO4 m = 2kg = 2000g ZnSO4 m = 9,8g H2O Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng: m + m = m + m ZnO H2SO4 ZnSO4 H2O => a = m = m + m - m ZnO ZnSO4 H2O H2SO4 = 2000 + 9,8 -9,8 =2000g Vậy a = 2kg HÓA HỌC 8 43
  23. ĐÀO TẠO NAM VIỆT 243/48 Chu Văn An, P.12, Q.Bình Thạnh, TP. HCM ĐT: 08.3899.7923-0908.953.992-0914.119.354 Web: daotaonamviet.edu.vn 8. Cho 15kg natri tác dụng với clo thu được natri clorua có khối lượng là 58,5kg. Vậy khối lượng của clo tham gia phản ứng là: a) 4,35g b) 43,5kg c) 73,5kg d) 9,15kg 9. Đun nóng đường, đường biến đổi thành than và hơi nước. Sơ đồ phản ứng cho hiện tượng trên là: o a) Đường t Than + Hơi nước b) Đường + Oxi  Than + Hơi nước c) Đường  Than + Oxi d) Cả a và b đúng. 10. Cho phương trình hóa học Fe2O3 + H2 - - - > Fe + H2O Tổng hệ số của các chất trong phản ứng là: a) 7 b) 8 c) 9 d) 18 11. Cho vôi sống hòa tan vào nước, hiện tượng này là: a) Hiện tượng vật lí b) Hiện tượng hóa học c) Không có hiện tượng xảy ra d) Cả a và b đúng 12. Cho sơ đồ phương trình chữ sau: o Photpho + ? t Điphotpho pentaoxit Chất điền vào chỗ trống (dấu ?) là: a) Nước b) Hidro c) Cacbon đioxit d) Oxi 13. Đốt cháy 0,84g khí etilen (C2H4) cần dùng 2,88g khí oxi thì tạo ra khí cacbonic (CO2) và 1,08g hơi nước. Khối lượng CO2 sinh ra là: a) 0,96g b) 3,12g c) 2,64g d) Kết quả khác 14. Cho sơ đồ của phản ứng sau: Al + CuCl2 - - - > AlxCly + Cu Giá trị của x và y lần lượt là: a) 1 và 3 b) 2 và 3 c) 2 và 6 d) 1 và 2 15. Phản ứng hóa học là: a) Hiện tượng chất biến đổi mà vẫn giữ nguyên chất ban đầu. b) Hiện tượng chất biến đổi có tạo ra chất khác. c) Quá trình phản ứng có tổng khối lượng sản phẩm bằng tổng khối lượng chất tham gia. d) Quá trình biến đổi chất này thành chất khác. 16. Cho phản ứng sau: Fe(OH)3 - - - > A + H2O Vậy công thức hóa học của chất A là: a) Fe b) FeO c) Fe2O3 d) Fe3O4 HÓA HỌC 8 45
  24. ĐÀO TẠO NAM VIỆT 243/48 Chu Văn An, P.12, Q.Bình Thạnh, TP. HCM ĐT: 08.3899.7923-0908.953.992-0914.119.354 Web: daotaonamviet.edu.vn e) CH4 + O2 CO2 + H2O f) Al2O3 + HCl AlCl3 + H2O g) Al + H2SO4 Al2(SO4)3 + H2 h) Fe3O4 + H2 Fe + H2O i) Al + Fe2O3 Al2O3 + Fe j) P2O5 + H2O H3PO4 5. Hãy chọn hệ số và công thức hóa học điền vào chỗ trống theo các sơ đồ sau: a) K + ? K2O b) Al + ? AlCl3 c) Na2CO3 + ? NaCl + H2O + CO2 d) H2 + O2 ? e) HgO Hg + ? 6. Dùng CO để khử oxit sắt từ ta được kim loại sắt và khí cacbonic: a) Lập phương trình hóa học của phản ứng. b) Cho biết tỉ lệ giữa số phân tử oxit sắt từ lần lượt với số phân tử, nguyên tử các chất còn lại trong phản ứng. 7. Đốt cháy hoàn toàn m (g) khí butan (C4H10) cần dùng 0,3kg khí oxi thu được 2,5kg khí cacbonic và 200g hơi nước. a) Lập phương trình hóa học của phản ứng. b) Viết biểu thức định luật bảo toàn khối lượng. c) Tính giá trị của m. Đáp số m = 2400g 8. Hoàn thành các phương trình hóa học sau (mỗi chữ cái A, B, C, D là một chất). a) Li + A Li2O b) Na + B NaCl c) FeO + H2 Fe + C d) Al2O3 + D Al2(SO4)3 + H2O Hướng dẫn A: O2 B : Cl2 C: H2O D: H2SO4 9. Lập phương trình hóa học của các phản ứng sau: a) Khí cacbonic + Natri hidroxit Natri cacbonat + Nước. b) Đồng + Bạc nitrat Đồng nitrat + Bạc. c) Bari clorua (BaCl2) + Kali sunfat Bari sunfat + Kali clorua (KCl). d) Nhôm hidroxit + Axit clohidric (HCl) Nhôm clorua (AlCl3) + Nước. e) Oxit sắt từ + Axit clohidric (HCl) Sắt (II) clorua (FeCl2) + Sắt (III) clorua (FeCl3) + Nước. 10. Cho sơ đồ phản ứng sau: Zn + HCl ZnxCly + H2 a) Xác định các chỉ số x và y. HÓA HỌC 8 47
  25. ĐÀO TẠO NAM VIỆT 243/48 Chu Văn An, P.12, Q.Bình Thạnh, TP. HCM ĐT: 08.3899.7923-0908.953.992-0914.119.354 Web: daotaonamviet.edu.vn Chương III: MOL VÀ TÍNH TOÁN HÓA HỌC A. TÓM TẮT LÍ THUYẾT §1. MOL I. MOL LÀ GÌ? Mol là lượng chất có chứa 6.1023 nguyên tử hoặc phân tử chất đó. N = 6.1023 được gọi là Avogadro. Ví dụ: 1 mol Fe chứa 6.1023 nguyên tử Fe. II. KHỐI LƯỢNG MOL LÀ GÌ? Khối lượng mol (M) của một chất là khối lượng của N nguyên tử hoặc phân tử chất đó và được tính bằng gam. Lưu ý: Khối lượng mol nguyên tử hoặc phân tử có số trị bằng nguyên tử khối hoặc phân tử khối. Ví dụ: Mg = 24 đvc M Mg = 24g CO = 44 đvc M = 44g. 2 CO2 III. THỂ TÍCH MOL CHẤT KHÍ LÀ GÌ Thể tích mol chất khí là thể tích chiếm bởi N phân tử chất đó. Ở đktc thể tích mol của các chất khí đều bằng 22,4 lít. §2. CHUYỂN ĐỔI GIỮA KHỐI LƯỢNG, THỂ TÍCH VÀ LƯỢNG CHẤT I. CHUYỂN ĐỔI GIỮA LƯỢNG CHẤT VÀ KHỐI LƯỢNG CHẤT NHƯ THẾ NÀO? m n.M m Công thức n m M M n Trong đó: n: số mol chất m: khối lượng M: khối lượng mol chất. II. CHUYỂN ĐỔI GIỮA LƯỢNG CHẤT VÀ THỂ TÍCH CHẤT NHƯ THẾ NÀO? HÓA HỌC 8 49
  26. ĐÀO TẠO NAM VIỆT 243/48 Chu Văn An, P.12, Q.Bình Thạnh, TP. HCM ĐT: 08.3899.7923-0908.953.992-0914.119.354 Web: daotaonamviet.edu.vn m n Khối lượng chất M Số mol chất V 22,4.n Thể tích chất khí m n.M V  n 22,4 (m) (n) (V) II.TỈ KHỐI CỦA CHẤT KHÍ M A M A d A/B ;d A/KK M B 29 B. BÀI TẬP MẪU Bài 1 Tính số nguyên tử hoặc phân tử có trong mỗi lượng chất trong các trường hợp sau: a) 2 mol phân tử khí oxi. b) 0,02 mol nguyên tử sắt. c) 0,025 mol nguyên tử lưu huỳnh. d) 1 mol phân tử axit sunfurit (H2SO4). e) 0,01 mol phân tử khí cacbonic. Giải Công thức tính số nguyên tử hoặc phân tử: Số nguyên tử hoặc phân tử = n.N = n.6.1023 (phân tử hoặc nguyên tử). a) Số phân tử O = n .6.1023 = 2. 6.1023 = 12.1023 (phân tử). 2 O2 23 23 23 b) Số nguyên tử Fe = nFe. 6.10 = 2 .6.10 = 0,12.10 (nguyên tử). 23 23 23 c) Số nguyên tử S = nS. 6.10 = 0,025. 6.10 = 0,15.10 (nguyên tử). d) Số phân tử H SO = n .6.1023 = 1. 6.1023 = 6.1023 (phân tử). 2 4 H2SO4 e) Số phân tử CO = n .6.1023 = 0,01. 6.1023 = 0,06.1023 (phân tử). 2 CO2 Bài 2 Hãy tính khối lượng của: a) 1,5 mol magiê. b) 0,05 mol canxi oxit (CaO). c) 5 mol đồng. d) 0,08 mol đồng (II) sunfat (CuSO4). Giải a) nMg = 1,5 mol MMg = 24g Khối lượng của magiê: HÓA HỌC 8 51