Tài liệu ôn thi học sinh giỏi môn Hóa học Lớp 8

doc 2 trang thungat 28/10/2022 3740
Bạn đang xem tài liệu "Tài liệu ôn thi học sinh giỏi môn Hóa học Lớp 8", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • doctai_lieu_on_thi_hoc_sinh_gioi_mon_hoa_hoc_lop_8.doc

Nội dung text: Tài liệu ôn thi học sinh giỏi môn Hóa học Lớp 8

  1. Tài liệu ôn HSG Hóa 8 DẠNG 1: ÔN TẬP CÁC BÀI TOÁN TÍNH THEO CÔNG THỨC HÓA HỌC VÀ PHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC Bài 1: Khử hoàn toàn 5,43 gam một hỗn hợp có CuO và PbO bằng khí H2, thu được 0,9 g H2O. a. Viết PTHH các phản ứng xảy ra? b. Tính thành phần phần trăm theo khối lượng của các oxit có trong hỗn hợp ban đầu ? c. Tính thành phần phần trăm theo khối lượng của hỗn hợp chất rắn thu được sau phản ứng ? Bài 2 : a. Khử hoàn toàn 5,575 gam một oxit chì bằng khí H2, thu được 5,175 gam Pb. Tìm CTHH của oxit chì? b. Khử hoàn toàn 4 gam một oxit đồng bằng khí H2, thu được 3,2 gam Cu. Tìm CTHH của oxit đồng? Bài 3: Một hợp chất gồm 3 nguyên tố là Mg, C, O, có phân tử khối là 84 đvC và có tỉ lệ về khối lượng giữa các nguyên tố là: Mg:C:O= 2: 1: 4. Hãy lập CTHH của hợp chất? Bài 4 : Khử hoàn toàn 27,6 gam hỗn hợp Fe2O3 và Fe3O4 ở nhiệt độ cao phải dung hết 11,2 lít khí CO( đktc) a. Viết các PTHH đã xảy ra? b. Tính thành phần phần trăm theo số mol và theo khối lượng của mỗi loại oxit sắt có trong hỗn hợp ? c. Tính khối lượng sắt thu được sau các phản ứng trên? Bài 5 : Xác định CTHH của các hợp chất trong phân tử chỉ có 1 nguyên tử S và có thành phần khối lượng như sau: a. % H = 2,04 % ; % S = 32,64 % % O = 65,31 % b. %Cu = 40 % % S = 20 % % O = 40 % Bài 6 : Ngâm một lá kẽm nhỏ trong dung dịch axit HCl. Phản ứng xong lấy lá kẽm ra khỏi dung dịch, rửa sạch, ;làm khô, nhận thấy khối lượng lá kẽm giảm 6,5 gam so với trước phản ứng. a.Viết PTHH của phản ứng? b.Tính thể tích H2 sinh ra ở điều kiện tiêu chuẩn? c.Tính khối lượng HCl tham gia phản ứng? d.dung dịch chất nào còn lại sau phản ứng? Khối lượng của chất đó trong dung dịch là bao nhiêu? Bài 7 :Để khử hoàn toàn 24 gam hốn hợp gồm Fe2O3 và CuO cần dung 8,96 lit CO ( đktc). Tính % khối lượng mỗi oxit trong hỗn hợp ban đầu và thành phần phần trăm về khối lượng của mỗi kim loại trong chất rắn thu được sau phản ứng? Nếu thay CO bằng H2 thì thể tích H2 cần dung là bao nhiêu ? Bài 8 : Cho 8,3 gam hỗn hợp kim loại Fe và Al tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 5,6 lit khí ở đktc. a. Viết PTHH của các phản ứng xảy ra? b. Tính thành phần phần trăm về khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp? Bài 9 : Cho 0,65 gam Zn tác dụng với 7,3 gam axit HCl. a. Chất nào còn dư sau phản ứng? Khối lượng là bao nhiêu gam? b. Tính Thể tích H2 thu được ở đktc? c. Tính khối lượng Zn hoặc khối lượng HCl cần bổ sung để tác dụng hết với chất còn dư sau phản ứng? Bài 10 : Chia V (l) hỗn hợp khí CO và H2 thành 2 phần bằng nhau. + Đốt cháy hoàn toàn phần thứ nhất bằng O2 , sau đó dẫn sản phẩm đi qua nước vôi trong dư, thu được 20 gam kết tủa trắng. + Dẫn phần thứ hai đi qua bột CuO dư, đun nóng, phản ứng xong thu được 19,2 gam kim loại Cu. a. Viết PTHH của các phản ứng xảy ra? b. Xác định V( đktc)? c. Tính thành phần phần trăm của hỗn hợp khí ban đầu theo khối lượng và thể tích? Trang 1