Tài liệu Triển khai Đề án phương pháp "Bàn tay nặn bột" ở trường phổ thông giai đoạn 2011-2015

doc 20 trang thungat 3080
Bạn đang xem tài liệu "Tài liệu Triển khai Đề án phương pháp "Bàn tay nặn bột" ở trường phổ thông giai đoạn 2011-2015", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • doctai_lieu_trien_khai_de_an_phuong_phap_ban_tay_nan_bot_o_truo.doc

Nội dung text: Tài liệu Triển khai Đề án phương pháp "Bàn tay nặn bột" ở trường phổ thông giai đoạn 2011-2015

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRIỂN KHAI ĐỀ ÁN PHƯƠNG PHÁP "BÀN TAY NẶN BỘT" Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG GIAI ĐOẠN 2011-2015 (Tài liệu dành cho cán bộ quản lý giáo dục) (Lưu hành nội bộ) Hà Nội, tháng 3/2012
  2. I. Giới thiệu về phương pháp "Bàn tay nặn bột" "Bàn tay nặn bột", tiếng pháp là "La main à la pâte " (LAMAP), là một phương pháp dạy học tích cực, do giáo sư Georges Charpak (đoạt giải Nobel về vật lý năm 1992), viện hàn lâm khoa học Pháp, sáng tạo và phát triển từ năm 1995. 1. Bối cảnh ra đời của phương pháp "Bàn tay nặn bột" Trước năm 1995, tại Pháp, giáo dục ở cấp tiểu học có một số hạn chế : • chỉ chú trọng vào đọc, viết và tính toán • rất ít nội dung về khoa học tự nhiên (ít hơn 3%) • ít thực nghiệm • khoảng 40% học sinh tốt nghiệp tiểu học không đủ kĩ năng ngôn ngữ (nói, viết, lập luận) để học ở cấp trung học cơ sở. Người Pháp nhận thấy rằng cần tăng cường dạy học khoa học, công nghệ ở tiểu học và cần tìm kiếm phương pháp dạy học để học sinh có thể làm chủ được kĩ năng về ngôn ngữ khi tốt nghiệp tiểu học. Cùng thời điểm đó, phương pháp "Hands-on" gặt hái thành công ở Mĩ với khả năng suy luận, kĩ năng ngôn ngữ (diễn đạt) và hợp tác làm việc nhóm ở học sinh tiểu học. Trong bối cảnh đó, sau khi chứng kiến sự thành công của phương pháp "Hands-on" tại Mĩ, năm 1995, giáo sư Georges Charpak đã cùng đồng nghiệp tại viện hàn lâm khoa học Pháp sáng tạo ra phương pháp "Bàn tay nặn bột". 2. Đặc trưng của phương pháp "Bàn tay nặn bột" 2.1. Đặc trưng cơ bản của phương pháp "Bàn tay nặn bột" Nguyên lý căn bản của phương pháp "Bàn tay nặn bột" là dạy học cho học sinh dựa trên hoạt động tìm tòi, nghiên cứu, khám phá thực tiễn. Trong phương pháp này, dưới sự hướng dẫn của giáo viên, chính học sinh khám phá thực tiễn, tiến hành thí nghiệm, thực nghiệm để rút ra kiến thức và hình thành kĩ năng theo yêu cầu (tiếng Anh là "Learning by doing"). Đặc trưng cơ bản của phương pháp "Bàn tay nặn bột" được thể hiện ở một số nguyên tắc dưới đây của phương pháp: a) học sinh quan sát một sự vật, một hiện tượng của thế giới thực tiễn, gần gũi, dễ cảm nhận với học sinh và các em sẽ thực hành, thực nghiệm trên những cái đó; b) học sinh là người chủ của quá trình học tập của mình; chính học sinh là người thực hiện thí nghiệm, thực hành, thực nghiệm , không được làm sẵn cho các em; trong quá trình tìm hiểu, học sinh lập luận, bảo vệ ý kiến của mình, đưa ra tập thể thảo luận những ý nghĩ và những kết luận cá nhân, từ đó có những hiểu biết và hình thành kĩ năng; c) giáo viên giúp học sinh tự xây dựng, tự kiến tạo kiến thức của chính các em; những hoạt động do giáo viên đề xuất cho học sinh được tổ chức theo tiến trình sư phạm với mức độ học tập nâng cao dần; trong đó, học sinh chiếm lĩnh dần các khái niệm khoa học, kĩ thuật, củng cố ngôn ngữ viết và nói thông qua thực hành (không học thuộc lòng); d) khuyến khích sự tham gia của lực lượng giáo dục ngoài nhà trường (gia đình, cộng đồng, cơ sở khoa học, trường sư phạm, nhà khoa học, chuyên gia ) vào thực hiện các công việc của lớp học như hỗ trợ kiến thức khoa học, thí nghiệm, phương pháp sư phạm, kinh nghiệm dạy học, quản lý hoạt động dạy học; 1
  3. Ở hoạt động 2 này, học sinh thảo luận trong nhóm để phân loại các thành phần của bông hoa đã được tách ra ở bước 1. Lưu ý rằng, phân loại là một công việc thường làm trong nghiên cứu khoa học. • hoạt động 3: gọi tên các thành phần của bông hoa Nhóm học sinh thảo luận để gọi tên các thành phần của bông hoa Trong hoạt động 3 này, học sinh thảo luận trong nhóm để gọi tên cho các thành phần của bông hoa. Hoạt động này minh họa một trong những mục tiêu của phương pháp là phát triển ngôn ngữ, từ vựng cho học sinh. • hoạt động 4: thảo luận giữa các nhóm Giáo viên theo dõi quá trình thực hành của các nhóm học sinh, tổ chức so sánh, thảo luận giữa các nhóm để thống nhất thành phần và tên gọi của các thành phần của bông hoa Ở hoạt động này, dưới sự hướng dẫn của giáo viên, các nhóm học sinh so sánh kết quả phân loại thành phần và gọi tên các thành phần. Học sinh phải lập luận để bảo vệ quan điểm trước các nhóm khác. Giáo viên đóng vai như "trọng tài" cho cuộc thảo luận và chuẩn hóa việc phân loại, gọi tên của các em. Ví dụ này minh họa nguyên lí của phương pháp "bàn tay nặn bột" là học sinh tự tìm tòi, nghiên cứu để có được những kiến thức, kĩ năng và giáo viên chỉ đóng vai trò hướng dẫn và điều chỉnh khi cần thiết. • hoạt động 4: vẽ hay cắt dán một bông hoa 3
  4. Giáo viên là người xây dựng dự án học tập Phương pháp "dạy học theo dự án", học sinh cho học sinh và hướng dẫn học sinh thực thi là người xây dựng dự án học tập và thực hiện từng bước theo tiến trình sư phạm. Các hoạt dự án. Phương pháp này đòi hỏi tính chủ động giáo viên đề ra cho học sinh được tổ động, sáng tạo của học sinh trong việc lập và chức theo các giờ học, gắn với chương trình thực hiện kế hoạch học tập. Học sinh tự tiến và dưới sự giám sát của giáo viên. Phương hành một số hoạt động học tập ngoài giờ học pháp "Bàn tay nặn bột" khai thác, phát huy chính khóa. Phương pháp này được tích hợp tính tò mò, thích khám phá, ham hiểu biết của trong Chương trình dạy học của Intel - Intel học sinh ở lứa tuổi nhỏ. Teach đang được triển khai ở nhiều trường phổ thông của Việt Nam. Phương pháp này thường phù hợp hơn với học sinh trung học phổ thông. So sánh phương pháp "Bàn tay nặn bột" với thuyết giảng, "học đi đôi với hành", "dạy học theo dự án" 2.4. Những môn học và nội dung dạy học phù hợp cho việc triển khai phương pháp "Bàn tay nặn bột" Phương pháp "Bàn tay nặn bột" được xây dựng, phát triển để dạy khoa học tự nhiên và công nghệ với các chủ đề gắn liền với thực tiễn đời sống của học sinh. Ở Pháp, ban đầu phương pháp "Bàn tay nặn bột" được sáng tạo nhằm dạy học khoa học tự nhiên (vậy lý) ở cấp tiểu học. Phương pháp này khai thác tính tò mò tự nhiên; khả năng học tập rất lớn của học sinh ở lứa tuổi nhỏ nhằm mục đích phát triển suy luận, lập luận cho học sinh và cho học sinh tiếp xúc với thế giới thực tế. Ngày nay, phương pháp này đã được áp dụng cả ở mẫu giáo và mở rộng ở lớp 6, lớp 7 để dạy học các môn khoa học tự nhiên và công nghệ. Phương pháp "Bàn tay nặn bột" phù hợp với các môn khoa học tự nhiên, công nghệ có nội dung dạy học gắn liền với đời sống thực tiễn mà học sinh dễ cảm nhận và đã có ít nhiều những khái niệm ban đầu. Phương pháp này đặc biệt phù hợp với các nội dung dạy học có liên quan đến nhau và có thể tổ chức, hệ thống thành một chủ đề với kiến thức, kĩ năng từ thấp đến cao trong phạm vi nội dung dạy học của một kì học, một năm học (hoặc cả cấp học); các thí nghiệm phục vụ dạy học theo phương pháp "Bàn tay nặn bột" cần đơn giản, các dụng cụ thực hành, thí nghiệm gần gũi, an toàn với học sinh và có thể tự làm, tự tìm kiếm hay có sẵn ở phòng thí nghiệm, thực hành của nhà trường. 3. Ưu điểm của dạy học theo phương pháp "Bàn tay nặn bột" a) Học theo phương pháp "Bàn tay nặn bột", kiến thức học sinh tiếp thu được luôn gắn liền với thực tiễn. b) Phương pháp dạy học "Bàn tay nặn bột" phát huy khả năng sáng tạo của học sinh; rèn luyện tác phong làm việc, nhìn nhận, đánh giá vấn đề một cách khoa học; phát huy tính độc lập, tự chủ, tự giác của học sinh trong học tập. c) Tiến trình dạy học của phương pháp "Bàn tay nặn bột" phát triển đồng thời khả năng thực nghiệm, quan sát, suy luận, lập luận và kiến thức khoa học ở học sinh. d) Hoạt động học tập thep phương pháp "Bàn tay nặn bột" tạo ra không khí năng động trong lớp học; trong học sinh luôn có câu hỏi thường trực để tìm tòi, khám phá; học sinh luôn tìm kiếm sự logic, lời giải thích. e) Tham gia hoạt động dạy học theo phương pháp "Bàn tay nặn bột" còn giúp các em vượt qua được sự nhút nhát, bị động; các em tự tin vào bản thân, tự tin khi nói trước công chúng, năng động trong công việc 5
  5. pháp, cách thức và kinh nghiệm để xử lý, tránh bế tắc khi gặp tình huống sư phạm ngoài dự kiến Về sĩ số học sinh, điều kiện phòng học, thiết bị, tư liệu dạy học, sắp xếp thời khóa biểu d) Sĩ số học sinh phù hợp cho dạy học theo phương pháp "Bàn tay nặn bột" là khoảng 25 học sinh/lớp. Sĩ số đông (từ 30 học sinh/lớp trở lên) là khó khăn cho việc tổ chức học tập theo nhóm, hoạt động tham quan, dã ngoại, điều tra thực tế cho học sinh. e) Trong các lớp học hiện nay, bàn ghế được bố trí theo dãy, nối tiếp nhau, không thuận lợi cho việc tổ chức học theo nhóm. Phần lớn các trường trung học cơ sở chưa có phòng học bộ môn và phòng thí nghiệm để thuận lợi cho việc giảng dạy các bộ môn khoa học; thiếu thiết bị hỗ trợ trình bày, trình chiếu; tư liệu, tài liệu bổ trợ cho hoạt động tìm tòi, nghiên cứu của học sinh còn hạn chế. f) Để dạy học theo phương pháp "Bàn tay nặn bột" mỗi tuần cần bố trí tối thiểu 2 tiết học liên tục/tuần và trong nhiều tuần. Nhà trường sẽ khó khăn hơn trong việc bố trí, sắp xếp thời khóa biểu. Về công tác quản lí, đánh giá g) Hiện nay, công tác đánh giá hoạt động dạy học của giáo viên còn mang tính hình thức, chưa thực chất, chưa thực sự khuyến khích được việc đổi mới phương pháp dạy học. Tiêu chí đánh giá thường tập trung vào việc dạy hết kiến thức của một bài học trong sách giáo khoa, đảm bảo thời lượng của tiết học, sử dụng phần mềm trình chiếu, giáo viên sử dụng thành thạo phương tiện dạy học, thực hiện thành công thí nghiệm. Theo những tiêu chí này thì giờ dạy của giáo viên theo phương pháp "Bàn tay nặn bột" có thể không được đánh giá cao. Đây là một yếu tố cản trở quá trình áp dụng phương pháp "Bàn tay nặn bột". h) Nếu không có sự quản lí, điều phối hợp lí của nhà trường, sự phối hợp giữa các giáo viên sẽ dễ dẫn đến sự chồng chéo hoặc gây quá tải đối với học sinh khi các em phải thực hiện nhiều nhiệm vụ cùng lúc. II. Giới thiệu Đề án triển khai phương pháp "Bàn tay nặn bột" ở trường phổ thông giai đoạn 2011-2015 1. Tình hình triển khai phương pháp “Bàn tay nặn bột” ở Việt Nam đến năm 2011 Với sự giúp đỡ của Hội gặp gỡ Việt Nam (tiếng Pháp là Recontres du Vietnam), đặc biệt là giáo sư Trần Thanh Vân – Việt kiều tại Pháp, chủ tịch Hội, phương pháp "Bàn tay nặn bột" đến Việt Nam từ năm 1999 với việc tổ chức "Bàn tay nặn bột" của Pháp tiếp nhận và tập huấn cho một giáo viên vật lí dạy song ngữ tiếng Pháp. Từ năm 2000 đến 2002, một nhóm nghiên cứu, hỗ trợ triển khai phương pháp "Bàn tay nặn bột" tại Việt Nam đã được thành lập với sự tham gia của một số giảng viên Khoa vật lý Trường đại học sư phạm Hà Nội và Trường Đại học khoa học tự nhiên, thuộc Đại học quốc gia Hà Nội. Trong những năm này, phương pháp "Bàn tay nặn bột" đã được giới thiệu cho sinh viên Đại học sư phạm Hà Nội và thử nghiệm tại một số trường phổ thông tại Hà Nội. Những năm tiếp theo, Hội gặp gỡ Việt Nam đã phối hợp với Sở GDĐT Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Đồng Nai, Quảng Bình, Nghệ An, Ninh Bình, Hải Phòng, Thừa Thiên-Huế tập huấn phương pháp "Bàn tay nặn bột" cho hơn 1000 giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục, với giảng viên tập huấn là chuyên gia về phương pháp "Bàn tay nặn bột" của Pháp. Ngoài ra, phương pháp "Bàn tay nặn bột" còn được triển khai ở các lớp tiểu học song ngữ tiếng Pháp theo Chương trình phát triển tiếng Pháp ở Đông Nam Á. 7
  6. 3. Các hoạt động của đề án 3.1. Hoạt động 1. Xây dựng Đề án, tổ chức hội thảo, hội nghị triển khai nội dung các hoạt động của Đề án. Xây dựng Đề án triển khai phương pháp "Bàn tay nặn bột", thống nhất kế hoạch triển khai, thực hiện Đề án với các đơn vị liên quan. 3.2. Hoạt động 2. Đào tạo giảng viên cốt cán cấp Bộ Mời chuyên gia nước ngoài về phương pháp "Bàn tay nặn bột" tập huấn cho giảng viên cốt cán cấp Bộ về phương pháp “Bàn tay nặn bột”. 3.3. Hoạt động 3. Biên soạn tài liệu, dịch tư liệu tiếng nước ngoài và phát hành Biên soạn, dịch và cung cấp tư liệu về phương pháp “Bàn tay nặn bột” và tài liệu hướng dẫn triển khai, vận dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột” vào dạy học ở trường phổ thông cho giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục. 3.4. Hoạt động 4. Hội thảo, tập huấn về triển khai phương pháp “Bàn tay nặn bột” cho cán bộ quản lí giáo dục, giáo viên các địa phương tham gia thí điểm Tổ chức hội thảo tập huấn về triển khai phương pháp "Bàn tay nặn bột" cho cán bộ quản lí giáo dục của các địa phương tham gia thí điểm. Báo cáo viên cốt cán cấp Bộ trực tiếp tập huấn giáo viên (khoảng 600 giáo viên tiểu học và 1200 giáo viên trung học cơ sở) về vận dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột” vào dạy học ở trường phổ thông cho giáo viên của các trường tham gia thí điểm; tăng cường hiểu biết về phương pháp dạy học tích cực, nâng cao năng lực tự nghiên cứu về phương pháp “Bàn tay nặn bột” trong dạy học cho giáo viên. 3.5. Hoạt động 5. Vận dụng thí điểm phương pháp “Bàn tay nặn bột” vào dạy học trên lớp với học sinh tại các trường tham gia thí điểm Hỗ trợ điều kiện cần thiết cho giáo viên các trường tiểu học, trung học cơ sở tham gia thí điểm để thực hiện vận dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột” vào dạy học. 3.6. Hoạt động 6. Hội thảo trao đổi kinh nghiệm về việc thực thi vận dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột” vào dạy học Tổ chức hội thảo để cán bộ quản lí giáo dục, giáo viên tham thí điểm trao đổi kinh nghiệm quản lý, trao đổi chuyên môn, chia sẻ tư liệu, kinh nghiệm triển khai vận dụng phương pháp; phát hiện và nhân rộng điển hình trong việc vận dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột” trong thực tiễn dạy học. 3.7. Hoạt động 7. Kiểm tra, giám sát, tư vấn và hỗ trợ Hỗ trợ chuyên môn, tư vấn kĩ thuật, kiểm tra, giám sát các đơn vị trong quá trình triển khai thực hiện các nội dung của Đề án. Kiểm tra việc dạy học theo phương pháp “Bàn tay nặn bột” tại trường phổ thông tham gia thí điểm; dự giờ, trao đổi chuyên môn, tư vấn, hỗ trợ kĩ thuật về những vấn đề có liên quan tới việc vận dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột”. 9
  7. 3.14. Hoạt động 14. Tổng kết Đánh giá tổng kết quả triển khai Đề án, xây dựng kế hoạch triển khai đại trà phương pháp "Bàn tay nặn bột" sau khi kết thúc Đề án. 4. Đối tượng thụ hưởng 4.1. Giai đoạn thí điểm Đối với cấp tiểu học: triển khai tập huấn cho giáo viên của 150 trường tiểu học (4 giáo viên/trường), dự kiến thuộc các tỉnh/thành phố: Bắc Kạn, Hà Nội, Hải Phòng, Ninh Bình, Nghệ An, Đà Nẵng, Thừa Thiên - Huế, Bình Định, Gia Lai, Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Đồng Nai, Bến Tre, Cà Mau. Đối với cấp trung học cơ sở: triển khai tập huấn cho giáo viên của khoảng 400 trường trung học cơ sở (3 giáo viên/trường), dự kiến thuộc các tỉnh/thành phố: Bắc Kạn, Hòa Bình, Cà Mau, Gia Lai, Hà Nội, Hải Phòng, Thừa Thiên - Huế và Bình Định. 4.2. Giai đoạn triển khai đại trà trên toàn quốc từ 2014 - 2015 Triển khai tập huấn cho khoảng 650 cán bộ, giáo viên thuộc 63 tỉnh/thành phố (mỗi đơn vị cử 10 giáo viên: 04 giáo viên tiểu học; 06 giáo viên trung học cơ sở). Bồi dưỡng, tập huấn cho giáo viên, giáo sinh trong các trường đại học sư phạm, cao đẳng sư phạm, các trường phổ thông và các trung tâm giáo dục thường xuyên trên toàn quốc. 5. Dự kiến tiến độ thực hiện các hoạt động của Đề án 5.1. Giai đoạn thí điểm • Năm 2011 o Xây dựng Đề án; phê duyệt Đề án, thành lập Ban chỉ đạo Đề án; o Tập huấn giảng viên nòng cốt cấp Bộ. • Năm 2012 o Biên soạn tài liệu, dịch tư liệu, in, phát hành; o Tập huấn giáo viên (thí điểm); o Vận dụng thí điểm vào dạy học o Xây dựng và vận hành website về phương pháp "Bàn tay nặn bột" • Năm 2013 o Hội thảo trao đổi kinh nghiệm triển khai o Sơ kết hoạt động Đề án o Xây dựng băng đĩa hình và hoàn thiện tài liệu o Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ 5.2. Giai đoạn triển khai đại trà trên toàn quốc Từ 2014 đến 2015, tiến hành triển khai vận dụng phương pháp "Bàn tay nặn bột" trên toàn quốc. Cuối năm 2015, tiến hành đánh giá tổng kết các hoạt động của Đề án, xây dựng kế hoạch triển khai phương pháp "Bàn tay nặn bột" sau năm 2015. 11
  8. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát và đánh giá việc triển khai các hoạt động của Đề án tại địa phương. e) Tổ chức trao đổi, rút kinh nghiệm Tổ chức hội thảo, trao đổi, rút kinh nghiệm về việc triển khai Đề án, vận dụng phương pháp "Bàn tay nặn bột" giữa các đơn vị tham gia Đề án của địa phương. Tổ chức hội thảo, dự giờ, trao đổi kinh nghiệm về vận dụng phương pháp "Bàn tay nặn bột" giữa các giáo viên, các trường tham gia thí điểm của địa phương. f) Xây dựng đội ngũ hỗ trợ, tư vấn cho việc triển khai vận dụng phương pháp Cử cán bộ (có thể là giáo viên trung học phổ thông, giảng viên của các cơ sở đào tạo giáo viên trên địa bàn) để hỗ trợ khi cần thiết về khoa học, kĩ thuật, thực nghiệm cho giáo viên tham gia thí điểm; tổ chức bồi dưỡng các kiến thức khoa học thường thức cho giáo viên tham gia thí điểm phục vụ việc dạy học theo phương pháp "Bàn tay nặn bột" khi cần thiết. g) Tổ chức nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng Tổ chức để cán bộ quản lý, giáo viên nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng về công tác quản lý và về vận dụng phương pháp "Bàn tay nặn bột" trên lớp học. Tuyển chọn và gửi sản phẩm nghiên cứu về Bộ để chia sẻ với các đơn vị tham gia thí điểm khác. h) Báo cáo về Bộ GDĐT Sở GDĐT báo cáo về Ban điều hành Đề án tình hình, kinh nghiệm, khó khăn, thuận lợi và đề xuất biện pháp triển khai vận dụng phương pháp "Bàn tay nặn bột" vào dạy trong trường tiểu học và trung học cơ sở. 1.2. Giai đoạn triển khai đại trà a) Cử giáo viên đi tham dự lớp tập huấn giáo viên cốt cán về vận dụng phương pháp "Bàn tay nặn bột" trong dạy học do Bộ tổ chức cho tất cả các Sở GDĐT. b) Tổ chức bồi dưỡng nhân rộng giáo viên giai đoạn triển khai đại trà. c) Đưa phương pháp "Bàn tay nặn bột" vào giáo trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông và Giáo dục thường xuyên. Triển khai các hoạt động khác theo chỉ đạo. 2. Trách nhiệm của phòng GDĐT a) Cử lãnh đạo Phòng GDĐT tham gia vào Ban điều hành theo yêu cầu của Sở GDĐT. b) Đề xuất trường tiểu học, trung học cơ sở tham gia thí điểm cho Sở GDĐT. Cần lựa chọn các trường có lãnh đạo tích cực, nhiệt tình trong công tác đổi mới phương pháp dạy học. Những trường có phòng thí nghiệm, phòng học bộ môn và sĩ số học sinh/lớp không quá đông sẽ thuận lợi hơn trong việc dạy học theo phương pháp "Bàn tay nặn bột" với học sinh. c) Đề cử giáo viên tham gia hội thảo, tập huấn do Bộ GDĐT tổ chức Đề cử với Sở GDĐT giáo viên tham gia các lớp tập huấn, hội thảo do Bộ GDĐT, Sở GDĐT tổ chức. Giáo viên được đề cử tham gia thí điểm dạy học theo phương pháp "Bàn tay nặn bột" phải là giáo viên chủ động, tích cực, nhiệt tình trong đổi mới phương pháp dạy học, có năng lực, kinh 13
  9. Khi cần thiết, nhà trường liên hệ (hoặc hỗ trợ giáo viên trong việc liên hệ) với các đơn vị, tổ chức, cá nhân để được hỗ trợ về chuyên môn, thiết bị thí nghiệm, thực hành, cơ sở thực địa, hoạt động ngoại khóa cho hoạt động dạy học theo phương pháp "Bàn tay nặn bột". d) Dự giờ, thảo luận, tự học về dạy học theo phương pháp "Bàn tay nặn bột" Nhà trường tổ chức và tạo điều kiện để giáo viên (cả giáo viên tham gia thí điểm và giáo viên không tham gia thí điểm) trong trường dự giờ, thảo luận, góp ý, rút kinh nghiệm về vận dụng phương pháp "Bàn tay nặn bột"; tạo điều kiện để giáo viên dự giờ, trao đổi, chia sẻ với giáo viên ở trường khác (trường tham gia thí điểm), chuyên gia giáo dục bên ngoài nhà trường về phương pháp "Bàn tay nặn bột. Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên tự học, tìm hiểu về phương pháp "Bàn tay nặn bột" để nâng cao trình độ. e) Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng Lãnh đạo nhà trường tích cực tham gia nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng về công tác quản lí, triển khai vận dụng phương pháp "Bàn tay nặn bột" vào dạy học trong nhà trường. Nhà trường tổ chức, tạo điều kiện để giáo viên tham gia thí điểm nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng về vận dụng phương pháp "Bàn tay nặn bột" trong dạy học trên lớp với học sinh. f) Ghi hình tiết dạy Khi được yêu cầu, nhà trường phối hợp tổ chức thiết kế, ghi hình một số giờ dạy có sử dụng phương pháp "Bàn tay nặn bột" làm tư liệu tham khảo, chia sẻ với các đơn vị tham gia thí điểm. 3.2. Giáo viên a) Tham dự lớp tập huấn, hội thảo về phương pháp "Bàn tay nặn bột" Giáo viên tham gia thí điểm phải tham dự đầy đủ các lớp tập huấn do Bộ GDĐT tổ chức về vận dụng phương pháp "Bàn tay nặn bột" trong dạy học; tích cực tham gia các hội thảo, diễn đàn, dự giờ và trao đổi chuyên môn, nghiệp vụ về phương pháp "Bàn tay nặn bột" do Bộ, Sở và Phòng GDĐT tổ chức. b) Lập kế hoạch dạy học theo phương pháp "Bàn tay nặn bột", chuẩn bị các điều kiện dạy học và thực thi trên lớp với học sinh Chủ động phối hợp với đồng nghiệp (đặc biệt là khi dạy theo chủ đề tích hợp) lập kế hoạch tiết dạy, chủ đề dạy học vận dụng phương pháp "Bàn tay nặn bột" và báo cáo với lãnh đạo nhà trường phê duyệt trước khi thực hiện. Khi xây dựng kế hoạch vận dụng bàn tay nặn bột cần chỉ rõ những yêu cầu kiến thức, kĩ năng, thái độ của từng chương, từng bài học sẽ được hoàn thành. Cần xác định cụ thể các vật liệu, tư liệu và dụng cụ thí nghiệm, thực hành và các điều kiện cần thiết khác (như bố trí tiết học, phối hợp giữa các đồng nghiệp, đi thực tế ) cho việc dạy học theo phương pháp "Bàn tay nặn bột"; chủ động đề xuất với lãnh đạo nhà trường để được hỗ trợ, tạo điều kiện. Giáo viên cần chủ động, sáng tạo trong việc sưu tầm, chuẩn bị các vật liệu, tư liệu và các dụng cụ thí nghiệm, thực hành cho các nội dung dạy học đã lựa chọn theo phương pháp "Bàn tay nặn bột". Cần tận dụng các vật liệu, dụng cụ thí nghiệm thực hành dễ tìm kiếm, sẵn có. Trước mỗi hoạt động dạy học, giáo viên cần phải kiểm tra các thiết bị dạy học, địa điểm tổ chức dạy học (ví dụ khi tiến hành hoạt động dạy học ngoài lớp học) để đảm bảo an toàn cho học sinh. Với các bài học có sử dụng phương pháp thí nghiệm trực tiếp, giáo viên cần làm trước các 15
  10. Ngoài ra, trong giai đoạn thí điểm cần xem xét đánh giá giáo viên cả về mặt tích cực tham gia diễn đàn trao đổi, nghiên cứu, tự học về phương pháp "Bàn tay nặn bột" và sự chủ động của giáo viên trong việc liên hệ, phối hợp với lực lượng giáo dục ngoài nhà trường để hoàn thành nhiệm vụ dạy học. 4.2. Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh Dạy học theo phương pháp "Bàn tay nặn bột" nhằm phát huy tính sáng tạo của học sinh, rèn luyện các kỹ năng tìm phương án giải quyết cho các vấn đề đặt ra, hiểu kiến thức hơn là việc làm rõ hay giúp học sinh ghi nhớ kiến thức. Chính vì vậy việc đánh giá học sinh cũng cần thay đổi theo hướng đánh giá kỹ năng, năng lực nhận thức (sự hiểu) hơn là kiểm tra việc ghi nhớ kiến thức. Việc đổi mới đánh giá được xem là một biện pháp sẽ giúp học sinh có ý thức hơn, chủ động hơn, tích cực hơn trong các hoạt động học tập theo phương pháp "Bàn tay nặn bột". Đánh giá học sinh qua quá trình thảo luận, trình bày, phát biểu ý kiến tại lớp học Trong các tiết học theo phương pháp "Bàn tay nặn bột", học sinh được khuyến khích phát biểu ý kiến và trao đổi ý kiến trong nhóm hay trước toàn thể lớp học. Giáo viên có thể ghi chép lại số lần và tính chính xác của ý kiến phát biểu, từ đó đánh giá sự tiến bộ của học sinh trong một số tiết dạy. Đánh giá ý thức của học sinh trong hoạt động học tập Đánh giá qua tính tích cực, nghiêm túc, năng động, tinh thần trách nhiệm trong học tập, thực hiện các hoạt động học tập do giáo viên yêu cầu. Đánh giá sự tiến bộ của học sinh thông qua ghi chép trong vở thực hành Giáo viên có thể quan sát trong quá trình học sinh ghi chép ở lớp hoặc thu vở thực hành hàng tháng hay cuối kỳ học để đánh giá sự tiến bộ của học sinh. Điểm này có thể thay thế cho điểm điểm tra hệ số 1 : kiểm tra bài cũ (kiểm tra miệng) theo cách truyền thống, kiểm tra 15 phút. 5. Trách nhiệm của cơ sở đào tạo giáo viên 5.1. Giai đoạn triển khai thí điểm Tham gia nghiên cứu, bồi dưỡng, tập huấn giáo viên về phương pháp "Bàn tay nặn bột" Cử chuyên gia về phương pháp "Bàn tay nặn bột" để hỗ trợ chuyên môn, tư vấn kĩ thuật triển khai thực hiện phương pháp "Bàn tay nặn bột" ở các trường phổ thông tham gia thí điểm. 5.2. Giai đoạn triển khai đại trà Giới thiệu phương pháp "Bàn tay nặn bột" cho giáo viên, sinh viên các trường sư phạm Phối hợp với các trường đại học trong nước và quốc tế nghiên cứu, đào tạo về phương pháp "Bàn tay nặn bột". IV. Giới thiệu tài liệu tham khảo Có thể tham khảo các tài liệu được giới thiệu dưới đây để có thêm thông tin chi tiết, cụ thể hơn về phương pháp "Bàn tay nặn bột". 17