Tiểu luận Một số biện pháp để tổ chức một cách khoa học lao động của người hiệu trưởng trường THCS Tân Thành huyện Hữu Lũng hướng tới chất lượng và hiệu quả
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tiểu luận Một số biện pháp để tổ chức một cách khoa học lao động của người hiệu trưởng trường THCS Tân Thành huyện Hữu Lũng hướng tới chất lượng và hiệu quả", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- tieu_luan_mot_so_bien_phap_de_to_chuc_mot_cach_khoa_hoc_lao.doc
Nội dung text: Tiểu luận Một số biện pháp để tổ chức một cách khoa học lao động của người hiệu trưởng trường THCS Tân Thành huyện Hữu Lũng hướng tới chất lượng và hiệu quả
- p Trường cao đẳng sư phạm Lạng Sơn Khoa bồi dưỡng Vũ Mạnh Cường Một số biện pháp để tổ chức một cách khoa học lao động của người hiệu trưởng trường THCS tân thành huyện Hữu Lũng hướng tới chất lượng và hiệu quả Tiểu luận khoa học Lớp: Bồi dưỡng cán bộ quản lí giáo dục THCS. Lạng Sơn, tháng 5/2004
- 3 Một số biện pháp để tổ chức một cách khoa học lao động của người hiệu trưởng Trường THCS Tân thành - huyện Hữu Lũng hướng tới chất lượng và hiệu quả. Phần 1 : Mở đầu Trong công cuộc xây dựng CNXH Đảng ta coi giáo dục là quốc sách hàng đầu. Văn kiện đại hội Đảng IX khẳng định cần đổi mới mạnh mẽ quản lý Nhà nước về giáo dục trong đó bộ máy quản lí giáo dục chưa đáp ứng được yêu cầu về nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục. Người hiệu trưởng cần biết tổ chức một cách khoa học lao động của mình nhằm hướng tới mục đích nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục. 1- Lý do chọn đề tài. Từ những kết luận của Nghị quyết TW 2 khoá VIII; Nghị quyết TW 3 khoá VII; Nghị quyết TW 3, Nghị quyết TW 7 khoá VIII về công tác tổ chức cán bộ, Nghị quyết TW 6 khoá IX về đổimới mạnh mẽ quản lí Nhà nước về giáo dục. Từ những năm trực tiếp tham gia công tác quản lí trường học chúng tôi thấy vai trò của người Hiệu trưởng là đặc biệt quan trọng trong quá trình tổ chức hoạt động sáng tạo các công việc một cách khoa học để thực hiện một cách tối ưu mục tiêu đã đề ra với lí do trên chúng tôi chọn đề tài " Một số biện pháp để tổ chức một cách khoa học lao động của người Hiệu trưởng hướng tới chất lượng và hiệu quả". 2- ý nghĩa khoa học và thực tiễn. Từ những năm làm công tác quản lí chúng tôi thấy, bất cứ đơn vị trường học nào muốn thực hiện tốt nhiệm vụ năm học thì vai trò của người Hiệu trưởng là thủ trưởng của đơn vị, chịu trách nhiệm hoàn toàn về các mặt hoạt động của nhà trường. Hiệu trưởng có thẩm quyền cao nhất về mặt hành chính và chuyên môn, thay mặt nhà trường xây dựng mối liên kết giữa nhà trường với cộng đồng, với các lực lượng xã hội nói chung để tạo môi trường giáo dục lành mạnh, giáo dục theo định hướng XHCN.
- 5 điều khiển kiểm tra và đảm bảo mọi hoạt động phù hợp với sự phát triển giáo dục. Do tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạnh KH-KT, đòi hỏi quản lí phải có những phương án mới, tiên tiến để giải quyết các vấn đề nảy sinh trong giáo dục. Các quyết định của người quản lí phải bao trùm và liên quan tới mọi khía cạnh, và người quản lí luôn phải chịu trách nhiệm cá nhân về các quyết định chiến lược, tác nghiệp mà mình lựa chọn đưa ra. Vai trò chính của người quản lí là bảo đảm chỉ đạo toàn diện vận hành guồng máy quản lí, phối hợp nhịp nhàng hoạt động của các bộ phận, huy động toàn lực lượng tham gia giáo dục. Chính vì vậy lao động của người quản lí đòi hỏi phải có tính sáng tạo. Trong công việc hàng ngày, người quản lí thực hiện hàng loạt nghĩa vụ cấu thành nội dung hoạt động của bản thân như chỉ đạo việc xây dựng kế hoạch, cải thiện cơ cấu vận hành hệ thống quản lí, tổ chức lao động tập thể mọi người dưới quyền, sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực để đạt kế hoạch dạy học - giáo dục, ứng dụng kỹ thuật công nghệ mới, tổ chức khoa học lao động Người quản lí luôn quan tâm đến điều kiện lao động, chăm lo chỗ ăn chỗ ở, sinh hoạt văn hoá và tinh thần của người lao động, tạo bầu không khí tâm lí lành mạnh, cởi mở trong tập thể để họ phấn chấn lao động. Như vậy người quản lí trong quá trình tổ chức lao động của mình phải vì cả tập thể và cả toàn xã hội. Từ những phân tích trên đây, trong phạm vi các trường THCS vùng II thuộc các xã Tân Thành, Hoà Sơn, Hoà Thắng Huyện Hữu Lũng. Trên những tài liệu mà chúng tôi bao quát được thì chúng tôi là những người đầu tiên tiếp cận và nghiên cứu đề tài này.
- 7 - Tổ chức: theo F.M Kecgientxep, có nghĩa là liên hiệp nhiều người lại để thực hiện một công việc. 2.1- Tổ chức một công việc, như một cuộc họp, một cuộc mít tinh, một giờ lên lớp là chuẩn bị chu đáo để hoạt động đó diễn ra có hiệu quả. 2.2- Tổ chức đời sống của cá nhân, của tập thể là: Xây dựng một cách sống và làm việc, một chế độ đảm bảo cho con người sống và làm việc có hiệu quả. 2.3- Tổ chức cơ sở vật chất (một lớp học, một phòng họp ) là sắp đặt trang bị, chuẩn bị cơ sở vật chất đó một cách có phương pháp, nhằm một mục đích sử dụng nhất định. 2.4- Tổ chức lao động khoa học là nghiên cứu và áp dụng các phương pháp, phương tiện lao động và các điều kiện lao động có hiệu quả, tiết kiệm được thời gian, đồng thời đảm bảo sức khoẻ và tạo ra sự thoải mái cho người lao động. 2.5- Tổ chức khoa học lao động của người Hiệu trưởng. - Tổ chức khoa học lao động thực chất là cải tiến các phương pháp làm việc, các điều kiện sống và làm việc, làm việc cho các nhiệm vụ chủ yếu của Hiệu trưởng được thực hiện có chất lượng. 3- Khái niệm Lao động quản lí. - Lao động quản lí là tổng hợp hoạt động của những người lao động trong bộ máy quản lí, nhằm soạn thảo, đưa ra các quyết định quản lí, tổ chức việc thực thi các quyết định ấy. Một người chỉ lao động quản lí thực sự khi có những người quản lí dưới quyền mà anh ta có thể tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra hoạt động của họ trong khuôn khổ một tổ chức nhất định. Có người dưới quyền và đạt tới mục tiêu bằng lao động tập thể một cách khoa học là đặc trưng cơ bản để phân biệt lao động của một nhà quản lí. Lao động của tập thể được tổ chức là hình thức lao động có thể đạt tới hiệu quả cao và cần thiết. Theo lí thuyết hệ thống sức mạnh của một tổ chức thống nhất sẽ mạnh hơn sức mạnh của từng cá nhân riêng lẻ cộng lại, tổ chức
- 9 - Cách nào để người được phân công hoàn thành nhiệm vụ. - Đổi mới phương pháp giảng dạy làm gì đối với từng giáo viên bộ môn của nhà trường. - Kế hoạch kiểm tra từng phần công việc như thế nào ? - Dự kiến điều chỉnh kế hoạch. 3.1.3 - Khi thực hiện chức năng này, Hiệu trưởng cần chú ý đến nguyên tắc tính mục đích và hệ thống các văn bản chỉ đạo của ngành và địa phương, đồng thời chỉ rõ cách làm và thời hạn. 3.2 - Chức năng tổ chức. 3.2.1 - Tổ chức thực chất là chức năng xây dựng tập thể sư phạm nhà trường để đơn vị hoàn thành ở mức độ cao nhất, nhiệm vụ được giao phó. Tạo sự gắn kết giữa các bộ phận trong nhà trường thành một hệ thống vận động một cách đồng bộ, công tác tổ chức cán bộ là một phần nhiệm vụ của chức năng tổ chức. Hiệu trưởng THCS phải nắm chắc lực lượng giáo viên, cán bộ dưới quyền về tình hình năng lực, hoàn cảnh, thấy rõ ở từng người mặt mạnh, mặt yếu, thuận lợi, khó khăn để bố trí công tác hợp lí. Kết hợp với các phó hiệu trưởng, các tổ chức chuyên môn, tổ trưởng, các đoàn thể trong trường, Hiệu trưởng xây dựng các lực lượng nòng cốt cho việc giảng dạy giáo dục theo khối lớp, theo các mặt giáo dục chung (Đức, trí, thể, mĩ, lao động, dân số, môi trường ) theo một số môn học đặc thù được triển khai vào trường THCS như tiếng nước ngoài, tin học. Hiệu trưởng cũng phải có định hướng để thành lập được các Hội đồng. Hội đồng chuyên môn, Hội đồng thi đua khen thưởng, Hội đồng kỷ luật gồm những người thạo việc công tâm. 3.2.2 - Những điểm cần chú ý khi Hiệu trưởng thực hiện chức năng tổ chức. - Xác lập cơ cấu tổ chức của nhà trường theo điều lệ hoặc theo những qui định, như phân tổ chuyên môn, phân công người phụ trách các đoàn thể. - Lựa chọn, phân công từng người phù hợp với năng lực và sở trường. - Phân định chức năng của từng tổ chức trong đơn vị.
- 11 sẽ phát hiện những điểm tốt hoặc chưa tốt để thực hiện chức năng kế tiếp là kiểm tra hay điều chỉnh kế hoạch. 3.3.3 - Khi thực hiện chức năng này, Hiệu trưởng cần chú ý đến nguyên tắc tuân thủ tính hệ thống mệnh lệnh, tính mục đích và thuyết phục. 3.4 - Chức năng kiểm tra. 3.4.1 - Trong quá trình quản lí, Hiệu trưởng cần phải chú ý đến công tác kiểm tra bao gồm; kiểm tra đột xuất, kiểm tra định kỳ, kiểm tra thường xuyên, kiểm tra để phát hiện cái đúng, cái sai trong quá trình thực hiện và kịp thời điều chỉnh hoặc có biện pháp để thực hiện tốt nhiệm vụ. 3.4.2 - Hiệu trưởng kiểm tra là để: - So sánh giữa việc thực hiện với kế hoạch chỉ đạo. - So sánh giữa tiến bộ học tập với kế hoạch giảng dạy, chương trình và nội dung qui định. - Điều chỉnh kế hoạch hoặc phát huy kết quả. - Đã chỉ đạo từ việc đổi mới phương pháp giảng dạy đến các công việc khác trong nhà trường. 3.4.3 - Hiệu trưởng tiến hành kiểm tra qua 4 bước. - B1: Định chuẩn để đánh giá đối với công việc cần kiểm tra. - B2: Đánh giá theo chuẩn đã đinh. - B3: Khẳng định điều làm được hoặc chưa làm được theo kế hoạch dựa trên chuẩn đã định. - B4: Xử lí kết quả để Quyết định chỉ đạo tiếp hoặc điều chỉnh kế hoạch. 3.4.4 - Khi thực hiện chức năng này Hiệu trưởng cần chú ý. - Kiểm tra là nhằm vào công việc chứ không phải nhằm vào con người. - Kiểm tra để đánh giá, khơi dậy tiềm năng sẵn có của mỗi thành viên nhà trường để họ làm tốt phần việc còn lại. - Nếu thấy cần thiết, sau kiểm tra có thể điều chỉnh lại công tác tổ chức, phân công hoặc điều chỉnh lại một số phần kế hoạch. - Khi thực hiện chức năng này Hiệu trưởng cần chú ý đến nguyên tắc định chuẩn, lượng hoá và thu thập thông tin.
- 13 Cao đẳng - 26 chia ra DT 12 ; Nữ 14 ; Nữ dân tộc 8 Trung cấp - 3 12 + 3 - 2 chia ra DT 2 ; Nữ 5 ; Nữ dân tộc 1 7 + 3 - 2 BVPV - 1 - Độ tuổi: dưới 31 tuổi - 26 chia ra DT 12 ; Nữ 14 ; Nữ dân tộc 7 - Cán bộ quản lí - 2 Đại học: 1 Cao đẳng: 1 - Tỷ lệ giáo viên chuẩn trở lên trực tiếp giảng dạy 26/32 = 81,3% - Tỷ lệ chuẩn toàn trường 29/36 = 80,6% - Tỷ lệ trên chuẩn 3/36 = 8,3% - Tổng số lớp = 20 lớp chia ra Lớp 6 = 5 lớp 201 học sinh Lớp 7 = 6 lớp 228 học sinh Lớp 8 = 5 lớp 184 học sinh Lớp 9 = 4 lớp 146 học sinh Cộng: 759 học sinh * Với đội ngũ giáo viên như trên để đáp ứng được nhu cầu giáo viên trong năm học 2004-2005 với 21 lớp nhà trường còn thiếu 11 giáo viên trên tổng số 40 giáo viên đứng lớp theo chuẩn quy định. Trong đó cần: - Giáo viên nhạc có năng lực để giảng dạy chương trình âm nhạc khối 6,7,8. - Giáo viên mĩ thuật giảng dạy môn Mĩ thuật 6,7,8 - Giáo viên giảng dạy môn Công nghệ 6,7,8 * Về cơ sở vật chất trong năm học 2004-2005 nhà trường còn thiếu: - Khu tập thể giáo viên để sớm ổn định chỗ ở cho cán bộ giáo viên. - 12 phòng học để đảm bảo học 1 ca. - Phòng làm việc của Ban giám hiệu - Phòng họp và làm việc cho Hội đồng sư phạm nhà trường. - Các hạng mục khác như: các phòng chức năng, thư viện, phòng nghiệm
- 15 - Nâng cao chất lượng dạy và học của giáo viên, học sinh từng bước nâng cao năng lực, chất lượng quản lý, dần dần đưa các hoạt động của nhà trường đi vào quĩ đạo. * Các chỉ tiêu cần đạt được. 2004-2005 1 Tỷ lệ học sinh giỏi 5% 2 Tỷ lệ giáo viên giỏi, chiến sỹ thi đua 20% 3 Học lực trung bình trở lên 98% 4 Hạnh kiểm khá trở lên 98% 5 Danh hiệu tổ lao động giỏi, LĐXS 100% 6 Chi đội mạnh 70% 7 Liên đội mạnh 100% 1.3 - Thực trạng về lao động của Hiệu trưởng trường THCS Tân Thành. Trường THCS Tân Thành được tách ra từ trường PTCS xã Tân Thành ngày 4/10/2002. Do mới được tách ra nên cơ sở vật chất còn thiếu thốn, trường có 20 lớp trên tổng số 9 phòng học, phải học 2 ca sáng, chiều và nhờ địa điểm 2 tại trường Tiểu học xã Tân Thành. Là một đơn vị mới được thành lập năm 2002 trong điều kiện cơ sở vật chất còn thiếu thốn nơi ở cuả tập thể giáo viên, nơi làm việc của Ban giám hiệu chưa có, song với nỗ lực của thầy và trò nhà trường đã hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học, kết quả trường đạt danh hiệu Trường tiên tiến, tỷ lệ học sinh giỏi là 5%, tỷ lệ giáo viên giỏi, chiến sĩ thi đua là 20%. Tuy nhiên để làm tốt và đạt kết quả cao hơn trong các năm học tiếp theo Trường THCS Tân Thành và một số trường vùng II cùng điều kiện hoàn cảnh còn một số vấn đề cần phải làm. Cụ thể: 1.3.1 - Lao động khoa học của người Hiệu trưởng. Những vấn đề cần quan tâm. 1.3.2- Hiệu trưởng với công tác chỉ đạo tổ chức Hội giảng cấp trường. 1.3.3- Hiệu trưởng với công tác chuyên môn. 2 - Kết quả điều tra nghiên cứu.
- 17 + Thăm giáo viên ốm: Có 87,5% có quan tâm 12,5% không quan tâm + Chơi thể thao: Có 50% thường xuyên chơi 25% không có thời gian chơi 25% không quan tâm + ở nhà không đến trường: Có 37,5% sắp xếp được thời gian nghỉ. 62,5% làm việc cả tuần. 2.1.2 - Các biện pháp tổ chức khoa học lao động của người Hiệu trưởng Qua những phân tích và số liệu thu thập trên chúng tôi mạnh dạn đề ra một số biện pháp tổ chức lao động của Hiệu trưởng như sau: - Những công việc chính của người Hiệu trưởng THCS + Lên kế hoạch và giao việc + Quán xuyến kỹ năng thực hiện các bước lên lớp của giáo viên, kỹ năng tổ chức buổi sinh hoạt của giáo viên chủ nhiệm, kỹ năng lập kế hoạch, tuần, tháng của tổ chuyên môn và các đoàn thể. + Hiệu trưởng là người tuyên truyền giáo dục, biết vận động đội ngũ của mình và các lực lượng xã hội tham gia xây dựng và phát triển nhà trường, cải biến xã hội chung quanh trường thành môi trường giáo dục thống nhất. + Hiệu trưởng phải tự bồi dưỡng khả năng phân tích, tổng hợp, phán đoán, dự báo mọi sự việc một cách khoa học chính xác và hiệu quả. - Những vấn đề Hiệu trưởng thường xuyên phải làm + Thăm học sinh + Dự giờ giáo viên + Chuẩn bị cuộc họp + Nghiên cứu văn bản. + Đọc sách + Viết báo cáo + Họp bộ tứ + Chuẩn bị kế hoạch tuần sau + Họp cùng tổ nhóm chuyên môn
- 19 Có 37,5% số Hiệu trưởng được hỏi xác định được các bước tổ chức Hội giảng. 25% số được hỏi chỉ xây dựng 4 bước. Đó là: Bước 1: Lên lịch hội giảng Bước 2: Họp ban chỉ đạo Bước 3: Xây dựng qui trình đánh giá Bước 4: Tổng kết đánh giá. Hoặc Bước 1: Họp tổ chuyên môn, lên lịch, xây dựng qui trình đánh giá Bước 2: Giáo viên tra lịch thực hiện Bước 3: Giao cho phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn, lo phần việc còn lại Bước 4: Tổng kết đánh giá. Có 37,5% không xác định được qui trình tổ chức Hội giảng cấp trường. - Những vấn đề cần quan tâm trong quá trình tổ chức Hội giảng và Hội giảng năm sau. Chúng tôi đưa ra như sau: + Hội giảng năm sau yêu cầu phải cao hơn năm trước. Có 62,5% đồng ý 37,5% không cần quan tâm + Phải sử dụng thành thạo đồ dùng dạy học Có 87,5% đồng ý 12,5% trả lời không cần + Phải làm thêm đồ dùng dạy học Có 87,5% đồng ý 12,5% không cần + Sổ tiết thi giảng tối thiểu là 3 tiết Có 75% đồng ý 25% cho là thấp hơn 3 + Chỉ chọn những cá nhân tiêu biểu. Có 87,5% không đồng ý 12,5% đồng ý + Lựa chọn từ cấp tổ chuyên môn. Có 12,5% đồng ý
- 21 Phần này chúng tôi cũng dùng phương pháp trắc nghiệm và đối tượng là các Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, các tổ trưởng tổ chuyên môn, sau khi tổng hợp kết quả điều tra như sau: Để làm tốt hoạt động chuyên môn, nâng cao chất lượng hiệu quả giáo dục, chúng tôi chọn đưa ra một số biện pháp cụ thể. - Ban giám hiệu giám sát tạo điều kiện cho giáo viên thực hiện tốt công việc chuyên môn. Có 89% cho rằng đây là yếu tố quan trọng tạo nên chất lượng hiệu quả 11% cho rằng ít quan trọng. - Khuyến khích động viên những cách làm tốt, làm hay của giáo viên. Biểu dương khen ngợi và nhân rộng cách làm đó. Có 78% đồng tình với quan điểm trên 22% không cần quan tâm. - Quan tâm đến đời sống tinh thần của cán bộ giáo viên trong đơn vị. Có 66,5% cho rằng biện pháp này là cần thiết 33,5% cho rằng không cần thiết. - Phối hợp chỉ đạo, thực hiện mọi công việc với các đoàn thể, công đoàn, đoàn thanh niên, đội TNTP và Ban thanh tra nhân dân. Có 75% thường xuyên phối hợp thực hiện công việc. 25% không cần thiết. - Tạo điều kiện cho giáo viên nâng cao năng lực chuyên môn. Có 44% thường xuyên quan tâm 56% không quan tâm Từ những phân tích trên cho thấy vai trò của Hiệu trưởng trường THCS vùng II trong việc quản lí chỉ đạo công tác chuyên môn như vậy là chưa đáp ứng được yêu cầu của đổi mới quản lí giáo dục, nâng cao chất lượng dạy và học trong giai đoạn hiện nay. Muốn cải thiện được tình hình trên, trước hết người quản lí phải hiểu được vị trí vai trò của tổ chuyên môn.
- 23 tập thể vừa là riêng cho từng giáo viên, từng học sinh. Lao động của người Hiệu trưởng là loại lao động nhiều đối tượng. Tổng hợp tất cả các phẩm chất và năng lực của người lãnh đạo, sẽ tạo ra sự hợp tác của mọi người. Chúng ta biết sức mạnh của tập thể là do sự đóng góp của các thành viên. người quản lí cần biết cách khơi dậy lòng nhân ái, sự khoan dung ở cấp dưới, biết tạo ra các tình huống công việc để mọi người liên kết vì nhiệm vụ hoạt động chung. Năng lực hợp tác vừa mang tính khoa học vừa mang tính nghệ thuật. Để có được năng lực này người Hiệu trưởng cần chú ý đến việc rèn luyện các phẩm chất, yêu thương con người. Tôn trọng mọi người, biết lắng nghe, biết phản ứng, biết hành động kịp thời, không vụ lợi, vui vẻ, hoà nhã, mẫu mực trong hành vi. Những phẩm chất trên là nền tảng đảm bảo cho người Hiệu trưởng khơi dậy những tiềm năng sáng tạo ở nhân viên dưới quyền. Không có năng lực để hợp tác mọi người, sẽ không hoàn thành được công việc quản lí. 3- Những tồn tại. - Chưa mạnh dạn sử dụng lao động đúng năng lực (đặc biệt chưa tin tưởng lực lượng lao động trẻ). - Chưa hiểu sâu sắc về đội ngũ giáo viên (lực lượng lao động chính của đơn vị) phân công phân nhiệm chưa phù hợp. - Kế hoạch cụ thể hàng tháng, tuần của hiệu trưởng còn chung chung chưa có hiệu quả hoạt động. - Trong cung cách lãnh đạo đôi khi còn cực đoan duy ý chí. - Còn trông chờ ỷ lại vào cấp trên. 4- Nguyên nhân của những tồn tại. - Do trình độ khả năng quản lí của người Hiệu trưởng còn yếu kém, trình độ nhận thức, khả năng hoạch định chiến lược, chiến thuật, tác nghiệp còn yếu kém . - Chưa phát huy được nguyên tắc tập trung dân chủ trong nhà trường. Người quản lý còn mang nặng tư tưởng chuyên quyền, quan liêu. - Trang thiết bị trường học chưa đáp ứng được yêu cầu tổ chức khoa học trong quả lí của người Hiệu trưởng.
- 25 Chương III: Đề xuất, kiến nghị Kiến nghị * Trong công cuộc đổi mới hiện nay vai trò của người quản lí là cực kỳ quan trọng. Người quản lí phải luôn luôn xác định chính xác vị thế của mình để cầm lái điều hành một cách khoa học đưa con thuyền của mình vượt sóng vươn lên. Muốn vậy trước tiên người quản lí phải biết cách nhìn nhận một cách khách quan những tồn tại của bản thân để từ đó bổ xung điều chỉnh chính bản thân mình cho phù hợp và bắt nhịp được với xu thế chung của xã hội. Trong hoạt động quản lí người quản lí phải áp dụng các kiến thức khoa học để điều khiển, xử lí mọi hành vi của các cá nhân trong đơn vị. Từ đó thiết lập các biện pháp khoa học cho bản thân mình. Trước mối quan hệ đa chiều trong môi trường cân bằng động người quản lí cần phải biết điều chỉnh mình sao cho luôn ở vị trí điều khiển và điều hoà các mối quan hệ đó. Người quản lí cũng cần một cái tâm, sự bao dung, độ lượng cộng với tài trí sẽ giúp người quản lí tập hợp sức mạnh tập thể hoàn thành công việc một cách rễ ràng mà ít tốn kém. Người quản lí phải biết tạo ra cho mình một tổ chức để lao động, để tổ chức, thực hiện mục đích cao cả là sự phát triển, thành công của đơn vị. Phát triển con người, phát triển nguồn lực Con người vốn sinh ra không để làm quản lí nhưng có tổ chức thì không thể không có quản lí. Không phải ai sinh ra cũng làm quản lí mà người quản lí phải có tài trí hơn người. Phải học để có tài trí hơn người, phải học mới làm được quản lý. 1- Đối với Phòng Giáo dục huyện. - Cần tạo điều kiện cho cán bộ quản lí các đơn vị theo học các lớp bồi dưỡng quản lí giáo dục THCS và các lớp về quản lí giáo dục chuyên sâu. - Hiệu trưởng cần được học tập về quản lí giáo dục trước khi bổ nhiệm. - Tạo điều kiện cho cán bộ quản lí học tập nâng cao năng lực quản lí, theo học các lớp nâng cao thường xuyên.
- 27 Phần 3: Kết luận Qua nghiên cứu đề tài này chúng ta thấy việc tổ chức lao động một cách khoa học của người Hiệu trưởng là xác lập được kế hoạch, sử dụng thời gian hợp lý nhất tránh làm công việc có tính sự vụ, không bao biện việc của người khác, tập trung thời gian vào các công tác then chốt đúng nhiệm vụ quản lí của mình. Việc xác lập kế hoạch, sử dụng thời gian làm việc sẽ làm tăng hiệu quả công tác vì người lãnh đạo sẽ chủ động, chuẩn bị tốt hơn không bỏ sót, bỏ lỡ công việc chính yếu từ đó quản lí có thể bố trí thời gian nghỉ ngơi, tự học tự bồi dưỡng. Người quản lí là thành viên của tập thể cơ quan, của xã hội nhưng cũng là thành viên của gia đình. Vì vậy người lãnh đạo cần có thời gian nhàn rỗi, nghỉ ngơi. Điều này rất cần thiết cho sự giữ gìn và phát triển sức khoẻ giữ trạng thái cân bằng cho cơ thể, tránh căng thẳng tâm lí ảnh hưởng đến công việc chung của cơ quan. Để việc tổ chức lao động cá nhân của người Hiệu trưởng ngày càng tốt hơn ta cần thường xuyên rút kinh nghiệm việc hoạch định thời gian làm việc để sử dụng thời gian hợp lí nhất tạo nhịp điệu cho bản thân và nhịp điệu làm việc cho những người dưới quyền vừa đảm bảo tính chủ động trong công việc vừa tạo nề nếp ổn định mọi công tác trong tổ chức. * Lời cảm ơn Chúng tôi xin chân thành cảm ơn khoa Bồi dưỡng Trường Cao đẳng Sư phạm Lạng Sơn. Cảm ơn Thầy giáo Trần Quốc Tuấn đã giúp đỡ chúng tôi hoàn thành đề tài này !
- 29 Mục lục Trang 1 Phần 1: Mở đầu 3 2 Phần 2: Nội dung 6 3 Chương I: Những vấn đề lí luận chung 6 1- Khái niệm quản lí 6 2- Khái niệm tổ chức 6 3- Khái niệm lao động quản lí 7 4 Chương II: Thực trạng lao động của Hiệu trưởng trường 12 THCS Tân Thành. 1- Tìm hiểu cung cách lao động của Hiệu trưởng trường 12 THCS Tân Thành. 2- Kết quả điều tra nghiên cứu 16 3- Những tồn tại 23 4- Nguyên nhân 23 5- Điều tra vui 24 5 Chương III: Đề xuất kiến nghị 25 1- Đánh giá thực trạng 25 2- Kiến nghị 25 6 Phần 3: Kết luận 27 7 Danh mục tài liệu tham khảo 28
- 33 + Chuẩn bị đề cương cho giáo viên nghiên cứu khoa học + Gặp phụ huynh + Gặp gỡ công đoàn + Thăm giáo viên ốm + Kiểm tra cơ sở vật chất + Chơi thể thao vào lúc + ở nhà không đến trường Câu 2: Trong quán trình tổ chức thi giảng cấp trường đ/c đã thực hiện những bước vào trong qui trình sau đây (đ/c đánh thứ tự 1,2 vào các bước đ/c thường xuyên làm ở ô bên, để trống những bước đ/c cho là không hợp lý, ghi rõ thành viên Ban chỉ đạo vào phần ( ) + Tự lên kế hoạch, lên lịch. Giáo viên tra lịch để thực hiện + Họp Ban chỉ đạo, phân công cụ thể cho các thành viên + Xếp lịch cho giáo viên thi giảng + Họp tổ chuyên môn lập danh sách giáo viên thi giảng + Giao cho đ/c phụ trách chuyên môn lo toàn bộ công việc + Có kế hoạch từ đầu năm học + Họp thành lập Ban chỉ đạo, xây dựng qui trình đánh giá + Tổng kết, đánh giá, xếp loại, khen thưởng - Những vấn đề đ/c quan tâm (đánh dấu (+) vào những vấn đề đ/c quan tân). + Hội giảng năm sau yêu cầu phải cao hơn năm trước + Phải triệt để áp dụng phương pháp dạy học đổi mới + Phải sử dụng thành thạo đồ dùng dạy học + Phải làm thêm đề dùng dạy học + Giáo án phải khoa học
- 35 - Để làm tốt đ/c đã có những biện pháp gì ? Câu 4: Để làm tốt hoạt động chuyên môn, nâng cao chất lượng hiệu quả giáo dục theo đ/c những biện pháp nào sau đây là quan trọng (xin đ/c xác định tầm quan trọng theo 3 mức A,B,C vào ô bên - Chỉ đạo thật sát sao cụ thể - Bồi dưỡng năng lực công tác ý chí vươn lên hoàn thành nhiệm vụ cho đội ngũ giáo viên đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm. - Ban giám hiệu giám sát tạo điều kiện cho giáo viên thực hiện tốt công việc chuyên môn - Biện pháp quản lí có hiệu quả chặt chẽ kịp thời - Khuyến khích động viên những cách làm tốt, làm hay của giáo viên. Biểu dương khen ngợi và nhân rộng cách làm đó - Quan tâm đến đời sống tinh thần của Cán bộ giáo viên trong đơn vị - Phối hợp chỉ đạo, thực hiện mọi công việc với các đoàn thể, công đoàn, đoàn TN, Đội TNTP và ban Thanh tra nhân dân. - Tạo điều kiện cho giáo viên nâng cao năng lực chuyên môn. Câu 5: Xin đ/c vui lòng cho biết kết quả hoạt động giáo dục của trường (tổ) đ/c trong 3 năm gần đây. Số Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 TT SL % SL % SL % 1 Số lượng GVG, CSTĐ 2 Số lượng HSG 3 Chất lượng học lực TB 4 Chất lượng hạnh kiểm khá 5 Chi đội mạnh 6 Liên đội mạnh 7 Tổ LĐG, LĐXS